Có một thế hệ "bông tuyết" giữa kỷ nguyên lao động 4.0
Cuộc sống càng hiện đại, con người càng trở nên mong manh, yếu đuối tựa như bông tuyết dễ tan. Trong cuốn từ điển Oxford và Collin - hai từ điển tiếng Anh chính thống và được sử dụng rộng rãi, có riêng một từ để chỉ thế hệ người trẻ quá nhạy cảm hay quá căng thẳng khi những việc không theo ý của mình, đó là "Snowflake" (nghĩa đen là "Bông tuyết"). Thuật ngữ ngày này càng trở nên phổ biến và thông dụng trong cuộc sống, khi càng ngày càng xuất hiện nhiều "Snowflake" ở trường học và ở cả môi trường làm việc.
Một báo cáo của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ công bố năm 2018 cho thấy, so với các thế hệ khác, nhiều thành viên Gen Z cho rằng sức khỏe tinh thần của họ ở mức trung bình hoặc kém. Nghiên cứu do giáo sư tâm lý học Susan Nolen-Hoeksema của Đại học Michigan dẫn đầu đã phát hiện ra rằng 73% người 25-35 tuổi và 52% người 45-55 tuổi thường xuyên suy nghĩ quá nhiều. Những vấn đề tâm lý nếu không được giải quyết từ khi còn trẻ, sẽ sinh ra một thế hệ lao động có xu hướng overthinking (tạm dịch là hay suy nghĩa quá mức). Nhóm nhân sự này dành nhiều năng lượng và thời gian để suy diễn một vấn đề không cần thiết, đây là một dạng tâm lý độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ thể chất và đời sống tinh thần.
Bà Đinh Mộng Kha - CEO tại một công ty công nghệ chia sẻ: "Nhân sự Gen Z thường chủ động đề nghị được làm dự án này, gặp người kia. Nhưng được thời gian ngắn, có bạn bắt đầu than thở ‘sao mà khó quá’. Khi mới bị khách hàng trách móc nặng lời, có người đã khóc rồi làm đơn nghỉ việc và cho rằng mình chọn sai nghề luôn."
Cụm từ "chữa lành" trở thành từ khoá "hot" trong cộng đồng mạng Gen Z trong năm vừa qua. Đây quả thực là bài toán khó với những nhà quản lý hiện đại, trong bối cảnh nhân sự Gen Z (sinh năm 1997 đến 2010) đang chiếm khoảng 30% thị trường lao động, một thế hệ có bộ não nhanh nhạy nhưng trái tim cũng rất nhạy cảm.
Vì thế, phải làm sao để đồng hành và thúc đẩy những nhân sự "năng lực giỏi, tâm lý yếu" vẫn luôn là bài toán khó với các nhà quản trị.
Chìa khóa để lãnh đạo nhân viên nhiều cảm xúc:
Để lãnh đạo được nhóm nhân sự đặc biệt này, trước nhất các nhà quản lý cần phải đặt mình trong hoàn cảnh của họ. Khác với các thế hệ phải lo "cơm ăn áo mặc", Gen Z may mắn hơn khi được sinh ra trong điều kiện sống tốt hơn, đồng nghĩa với việc họ phải chịu những áp lực kỳ vọng từ gia đình và xã hội.
"Quá trình trưởng thành luôn nảy sinh rất nhiều vấn đề với hầu hết mọi người trẻ, dù là thuộc thời đại nào đi chăng nữa. Vì vậy, đôi khi không phải Gen Z có nhiều vấn đề hơn, mà trong thời đại Internet, chúng ta được nghe nhiều vấn đề hơn của họ mà thôi" - Chuyên gia huấn luyện Điều hướng hành vi Dương Việt Anh chia sẻ.
Chuyên gia huấn luyện Điều hướng hành vi Dương Việt Anh.
Chuyên gia Dương Việt Anh tốt nghiệp Thạc sĩ tại Học viện Quốc tế, Bộ Công An và nhiều năm làm việc trong lực lượng An ninh nhân dân, với nhiệm vụ giải quyết các vấn đề quốc tế và đào tạo, huấn luyện. Trong hơn 10 năm, Dương Việt Anh trực tiếp hướng dẫn, huấn luyện các lãnh đạo trang bị thêm các bộ năng lực đặc thù như: thu phục và khai thác nhân tài cấp cao, chủ động nắm bắt và dẫn dắt tâm lý, kiểm soát mục tiêu trong đàm phán chiến lược. Ngoài huấn luyện, anh tham gia nghiên cứu, thực nghiệm và chuyển giao nghiệp vụ tâm lý học hành vi cho cán bộ ngoại giao, thông tấn, thương mại và nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn.
Với những kinh nghiệm và hiểu biết của mình, anh xuất bản và giới thiệu cuốn sách "Cáo, Bò Tót và Chùm Nho" tại Việt Nam, một tác phẩm tập trung vào việc phân tích và cải thiện hành vi và tư duy, nhằm nâng cao khả năng ra quyết định của độc giả.
Trong đó, tác giả nhận định, lãnh đạo bằng nghị lực và sự thấu cảm là một kỹ năng quan trọng với mọi nhà quản lý khi làm việc với nhân viên nhiều cảm xúc như Gen Z. Thấu hiểu và ghi nhận cảm xúc của nhân sự không chỉ giúp họ cảm thấy được quan tâm mà còn tăng cường lòng trung thành và sự gắn bó với tổ chức. Cuốn sách cũng chỉ ra nhiều bí quyết hành xử với nhân sự nhạy cảm, thúc đẩy hiệu quả làm việc trong họ, là một trong những ấn phẩm mà các nhà quản lý nên đọc.
Tác phẩm không đơn thuần là một cuốn sách tâm lý học, mà còn là hành trình khám phá bản thân, giúp độc giả nhận diện và kiểm soát "trạng thái nội tại" - nguồn gốc của nhiều suy nghĩ và hành động trong cả công việc và đời sống cá nhân.
Thông qua việc giải mã các tương tác giữa Cáo (Đại diện cho thế giới thực, hướng đến sự thật và khách quan) và Bò Tót (Đại diện cho thế giới tưởng tượng, dựa vào cảm xúc và kỳ vọng cá nhân), cuốn sách mang đến cho người đọc những cái nhìn sâu sắc về cách thức đưa ra quyết định và kiểm soát cảm xúc của mình.
Các nhà quản lý sẽ tìm thấy trong cuốn sách này những bài học quý báu về cách thức nhận diện và điều khiển cảm xúc - kỹ năng thiết yếu trong việc lãnh đạo hiệu quả một đội ngũ đa dạng. Tác giả cũng cung cấp các phương pháp và kỹ thuật để đối phó với tình trạng suy nghĩ quá mức, giúp nhà quản lý không chỉ thấu hiểu mà còn phát triển kỹ năng lãnh đạo, ứng phó linh hoạt trước mọi tình huống, đạt được bước tiến quan trọng trong hành trình trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả và nhạy bén trong thời đại mới.