Tài chính

Thế giới tổn thất nặng nề khi đồng USD mạnh

Vai trò của đồng USD trong vị thế đồng tiền chủ chốt sử dụng trong thương mại và tài chính toàn cầu đồng nghĩa sự biến động của đồng tiền này có nhiều ảnh hưởng trên diện rộng.

Đồng USD đang trải qua đợt tăng giá chỉ có một lần trong một thế hệ. Đối với phần còn lại của thế giới, đó thực sự là vấn đề.

Vai trò của đồng USD trong vị thế đồng tiền chủ chốt sử dụng trong thương mại và tài chính toàn cầu đồng nghĩa sự biến động của đồng tiền này có nhiều ảnh hưởng trên diện rộng. Sự mạnh lên của đồng USD có thể được cảm nhận rõ nét trong tình trạng thiếu nhiên liệu và năng lượng ở Sri Lanka, ở lạm phát kỷ lục tại châu Âu và thâm hụt thương mại kỷ lục tại Nhật.

Thâm hụt thương mại leo thang tại nhiều nước đe dọa khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại và làm gia tăng vấn đề lạm phát khiến các ngân hàng trung ương đau đầu. Một dấu hiệu đáng lo ngại chính là các biện pháp ngăn đồng nội tệ suy giảm của giới chức Trung Quốc, Nhật và châu Âu hiện đang thất bại khi đồng USD lên giá không ngừng.

Trong tuần trước, đồng USD tăng vọt lên trên ngưỡng quan trọng với đồng nhân dân tệ, một đồng USD mua được hơn bảy đồng nhân dân tệ lần đầu tiên tính từ năm 2020. Giới chức Nhật trước đây vốn đứng ngoài cuộc ngay cả khi đồng yên mất đến 20% giá trị trong năm nay, như vậy rõ ràng các yếu tố thị trường đã có tầm ảnh hưởng quá lớn.

Chỉ số ICE US Dollar, chỉ số đo lường biến động của đồng USD so với giỏ tiền tệ của các nước đối tác lớn nhất, đã tăng hơn 14% trong năm 2022 và như vậy đang hướng đến năm thăng giá mạnh nhất tính từ khi chỉ số được tính toán vào năm 1985.

Đồng euro, đồng yên và đồng bảng Anh đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ so với đồng USD. Đồng tiền của các nước mới nổi cũng giảm rất sâu: đồng pound của Ai Cập đã giảm 18%, đồng forint của Hungary giảm 20% còn đồng rand của Nam Phi hạ 9,4% giá trị.

Sự tăng giá của đồng USD trong năm nay có nguyên nhân trực tiếp từ việc Fed không ngừng nâng lãi suất cơ bản đồng USD. Động thái này của Fed đã khiến cho nhà đầu tư toàn cầu rút tiền khỏi các thị trường khác nhằm đầu tư vào các tài sản Mỹ có lợi suất cao. Các số liệu kinh tế gần đây lạm phát Mỹ vẫn duy trì ở ngưởng cao, như vậy Fed nhiều khả năng sẽ vẫn can thiệp và đồng USD vì vậy sẽ còn cao hơn nữa.

Triển vọng kinh tế bi quan của phần còn lại trên thế giới cũng khiến cho đồng USD tăng giá mạnh hơn. Châu Âu hiện đang tiến gần hơn đến tình trạng kinh tế chững lại mạnh nhất trong nhiều năm bởi quá trình bùng nổ mạnh nhất trong nhiều thập kỷ trên thị trường bất động sản chững lại.

Đối với Mỹ, đồng USD mạnh đồng nghĩa hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn, điều này phần nào giúp kiểm soát lạm phát, cùng lúc đó sức mua tương đối của người Mỹ cũng tăng lên. Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới đang vô cùng khó khăn dưới sự tăng giá của đồng USD.

“Tôi nghĩ đây mới chỉ là những ngày đầu. Chúng ta chắc chắn sẽ phải chịu đựng khoảng thời gian lãi suất cao thêm một thời gian nữa. Các yếu tố gây bất ổn sẽ ngày một nhiều hơn”, giáo sư ngành tài chính tại trường kinh doanh Booth thuộc đại học Chicago – ông Raghuram Rajan nhận định.

Vào ngày thứ Năm, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo rằng kinh tế toàn cầu đang hướng đến suy thoái, nhiều cuộc khủng hoảng tại nhóm nước mới nổi và đang phát triển sẽ gây ra tác hại trong dài hạn.

Thông điệp mới nhất không khỏi khiến thêm nhiều người lo lắng về khả năng áp lực tài chính của các thị trường mới nổi bên ngoài các khối liên kết chặt chẽ ví như Sri Lanka hay Pakistan dâng cao và họ sẽ cần phải tìm đến sự hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Serbia vào tuần trước đã phải đối thoại với IMF.

“Cho đến nay, nhiều nước chưa trải qua thời kỳ lãi suất cao đến mức độ như hiện tại, họ đã vay nợ rất nhiều bằng đồng USD, áp lực lên nhóm các nước mới nổi sẽ ngày một lớn dần và khó bị kiềm chế”, ông Rajan nhận định.

Đồng USD mạnh hơn khiến cho nợ vay bằng đồng USD của chính phủ của các nước mới nổi và doanh nghiệp trở nên đắt đỏ hơn. Chính phủ các nước mới nổi có tổng giá trị các khoản nợ bằng đồng USD ước tính khoảng 83 tỷ USD đáo hạn vào cuối năm sau, theo số liệu của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) theo dõi và tính toán với 32 nước.

Các tin khác

Miền Bắc sắp đón mưa dông

Chiều tối và đêm nay (14/5), miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục mưa dông vào chiều tối nay. Các khu vực khác ngày nắng, ít mưa.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét 17 nội dung về pháp luật, chuẩn bị cho Kỳ họp Quốc hội tháng 10

Sáng 19/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022. Phiên họp kéo dài trong 5,5 ngày sẽ xem xét 17 nội dung, gồm 7 dự án Luật, 5 dự thảo Nghị quyết, 4 chuyên đề giám sát và 1 nội dung về vấn đề quan trọng để trình Quốc hội.