Xã hội

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh karaoke, vũ trường

Một quán karaoke ở TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Anh Tuấn-TTXVN

Ngày 15/6, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác triển khai thực hiện một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa cơ sở với sự tham dự của đông đảo đại biểu các Bộ, ban ngành cùng các địa phương.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã có ý kiến xung quanh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Vi Thanh Hoài cho biết, sau 4 năm triển khai thực hiện, Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường đã có những giá trị tích cực giúp cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường ngày một chặt chẽ. Ý thức chấp hành pháp luật của các chủ cơ sở kinh doanh được nâng cao và có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn thực hiện, đại dịch COVID-19 bùng phát khiến loại hình dịch vụ này phải tạm dừng hoạt động. Nhiều cơ sở kinh doanh gặp khó khăn, thậm chí không thể hồi phục sau ảnh hưởng của đại dịch

Sang năm 2022, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, hầu hết các địa phương đã xây dựng kế hoạch, phương án cho phép dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được hoạt động trở lại.

Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn hoạt động trở lại, một số địa phương đã xảy ra cháy tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, gây hậu quả nghiêm trọng, khó lường, gây tổn thương lớn về tinh thần, thiệt hại nặng nề về vật chất, ảnh hưởng tiêu cực đến an toàn, an sinh xã hội, làm hoang mang dư luận.
Thống kê từ Cục Văn hóa cơ sở cho biết, năm 2019, cả nước có 22.398 doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ karaoke, 24 doanh nghiệp, hộ kinh doanh cơ sở dịch vụ vũ trường.

Đến năm 2022, cả nước có tổng số 15.077 doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ karaoke; 31 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vũ trường. Đến thời điểm hiện tại, cả nước có 12.453 doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ karaoke, 29 cơ sở kinh doanh vũ trường. 

Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong quá trình triển khai Nghị định số 54/2019/NĐ-CP, Thanh tra Bộ đã phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về an ninh, trật tự; phòng chống tội phạm; phòng, chống cháy nổ tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.

Từ khi Nghị định 54/2019/NĐ-CP có hiệu lực tới thời điểm hiện tại, lực lượng Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch toàn quốc đã trực tiếp triển khai và chủ trì, phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành tại địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với trên 10.000 tổ chức, cá nhân; ban hành hàng trăm quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền nộp vào ngân sách nhà nước gần 4 tỷ đồng.

Các vi phạm thường gặp của các cơ sở kinh doanh là: Hoạt động quá giờ; độ ồn âm thanh vượt quá quy định; không ký hợp đồng lao động; chưa chấp hành nghiêm các quy định về điều kiện an ninh trật tự, cá biệt một số cơ sở vì lợi nhuận để xảy ra việc khách hàng sử dụng chất cấm hay có hoạt động mại dâm tại cơ sở kinh doanh,… gây tình trạng mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn về phòng, chống cháy nổ, ảnh hưởng đến môi trường hoạt động văn hoá cho người dân thụ hưởng.

Hội nghị đã nghe ý kiến của nhiều đại biểu, đại diện các sở, ban ngành và địa phương chia sẻ về khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường và Chỉ thị số 01/CTT-TTg ngày 3/1/2023 về tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.

Các đại biểu nêu những kiến nghị, giải pháp thực hiện trong thời gian tới với từng bộ, ban, ngành và địa phương, nhằm tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh karaoke theo lộ trình; hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke đã đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 54/2019/NĐ-CP tiếp tục được hoạt động và có cam kết thực hiện nghiêm theo quy định nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường trong thời gian tới.   

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Yêu cầu NHNN giảm lãi suất điều hành ngay trong tháng 6

Thường trực Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành ngay trong tháng 6 và định hướng giảm lãi suất huy động và cho vay đối với khách hàng của các tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Sẽ không xảy ra "cơn sốt" đất trong năm nay

Bức tranh chung trên thị trường nhà ở là hai chữ “trầm lắng”. Một trong những yếu tố tác động đến thanh khoản của thị trường hiện nay là lãi suất ngân hàng và niềm tin của nhà đầu tư vào sự ấm lên thị trường vẫn chưa quay trở lại.

"Chuyển đổi số mở ra nhiều có hội mới"

Theo ông Alejandro Osorio, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam, sức mạnh công nghệ giúp công ty tạo ra nhiều trải nghiệm mới cho người dùng, hỗ trợ các đối tác và thúc đẩy chuyển đổi số thông qua nhiều sáng kiến.