Doanh nghiệp

Bình Dương tìm giải pháp bảo tồn các làng nghề trăm tuổi

Gốm, sơn mài là những làng nghề truyền thống đã có từ lâu đời trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Những làng nghề này không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà nhiều năm qua sản xuất cả các mẫu mã đặc biệt cho xuất khẩu. Chia sẻ với đoàn công tác của Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương - Nguyễn Văn Lợi mới đây, đại diện các cơ sở làm gốm trên địa bàn TP Thuận An cho biết các mặt hàng gốm đã chinh phục được các thị trường khó tính như Pháp, Đức, Italy, các nước Đông Âu...

Theo ông Lý Ngọc Minh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Minh Long I, sản xuất gốm sứ là ngành nghề khó khăn, muốn có kết quả tốt phải kiên trì bền bỉ. Các doanh nghiệp gốm truyền thống muốn bán được hàng phải đổi mới sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật cao để tạo ra các sản phẩm độc đáo, mới lạ, hợp thị hiếu.

Tương tự với sơn mài, ông Thái Kim Điền - Chủ tịch Hiệp hội Sơn mài - Điêu khắc tỉnh Bình Dương cho biết, làng nghề Tương Bình Hiệp là nét đẹp văn hóa của tỉnh với hơn 100 năm làm nghề. Các thể loại sơn mài như cẩn ốc, cẩn trứng, thiếp vàng vẽ nối, khắc trũng... của Bình Dương được dùng nhiều trong các cơ sở thờ tự, trang trí nhà cửa, các buổi tiếp nguyên thủ quốc gia.

Đoàn công tác tỉnh Bình Dương thăm các cơ sở sơn mài ngày 15/9. Ảnh: Cổng thông tin Bình Dương

Đoàn công tác tỉnh Bình Dương thăm các cơ sở sơn mài ngày 15/9. Ảnh: Cổng thông tin Bình Dương

Dù gắn liền với nét đẹp văn hóa truyền thống, vài năm qua, các làng nghề gặp nhiều khó khăn do sự đi xuống của thị trường, kinh tế.

Đại diện Hiệp hội gốm Bình Dương cho biết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu có quy mô gia đình nên mô hình quản lý còn theo kiểu truyền thống, chưa bắt kịp xu hướng, dễ chịu tác động bởi thị trường. Trong hai quý đầu năm 2023 các doanh nghiệp hầu như không có đơn hàng mới, chỉ có một số đơn từ năm trước. Quý III bắt đầu có đơn hàng nhưng số lượng chỉ bằng 50% cùng kỳ. Số lượng lao động trong ngành gốm sứ giảm khoảng 30%, trong đó có nhiều lao động có tay nghề. Đây là trăn trở lớn của người làm gốm vì lao động có tay nghề phải qua quá trình đào tạo dài, yêu thích thủ công mỹ nghệ. Các doanh nghiệp lo lắng khi đơn hàng trở lại sẽ khó tuyển lao động chất lượng.

Khó khăn khác của nghề gốm sứ là việc di dời các doanh nghiệp vào khu, cụm công nghiệp theo chủ trương của tỉnh. Theo hiệp hội, việc di dời gặp khó khăn do thiếu thợ có tay nghề cao. Đa số lao động gắn bó lâu năm và định cư ở nơi sản xuất cũ. Khó khăn về vốn di dời, xây dựng nhà máy mới cũng được trình bày với lãnh đạo tỉnh Bình Dương.

Trước khó khăn, đại diện Hiệp hội gốm bày tỏ mong muốn được tỉnh hỗ trợ các chính sách ưu đãi về giá thuê đất, tạo điều kiện về địa điểm sản xuất mới gần làng nghề, nguồn nguyên liệu, thuận lợi cho di chuyển. Hiệp hội cũng mong muốn có giải pháp để đảm bảo số lượng thợ có tay nghề.

Một cơ sở sản xuất gồm Bình Dương. Ảnh: Quỳnh Trần

Một cơ sở sản xuất gồm Bình Dương. Ảnh: Quỳnh Trần

Trong khi đó, Hiệp hội Sơn mài - Điêu khắc mong muốn tỉnh sớm triển khai đề án "Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch". Đề án được hình thành từ năm 2017 sau khi làng nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai. Theo người làm nghề, đề án không chỉ giúp giới thiệu nét đẹp văn hóa, bảo tồn nghề sơn mài mà còn tạo ra điểm nhấn khi du khách có thể trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất.

Lãnh đạo tỉnh đánh giá cao vai trò của và nỗ lực của các nghệ nhân trong giữ gìn và phát huy nghề truyền thống. Vị này cho biết tỉnh nghiên cứu, áp dụng các chính sách về đất đai, lao động, xúc tiến thương mại để thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề. Với đề án bảo tồn nghề sơn mài, ông Lợi đề nghị TP Thủ Dầu Một rà soát, bổ sung các nội dung phù hợp để sớm đưa đề án vào hoạt động.

Để phát triển các nghề truyền thống, bí thư tỉnh ủy đề xuất các doanh nghiệp phát triển các showroom, phòng trưng bày trở thành "bảo tàng" sản phẩm truyền thống. nghiên cứu ý tưởng đầu tư con đường gốm sứ, sơn mài để giới thiệu quảng bá các công trình, tác phẩm nghề. Ngoài ra, các nghề này cũng có thể gắn liền với các trường học, trường nghề, mở các buổi giới thiệu, trải nghiệm cho học sinh, sinh viên.

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Miền Bắc rét đến bao giờ?

Hôm nay (1/4), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm với nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ, cao nhất 19-22 độ.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

FWD Việt Nam có Tổng Giám đốc mới

Ngày 27/3, Tập đoàn FWD công bố bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.