Thời sự

Tăng trưởng xuất nhập khẩu tiếp tục âm, dự báo năm 2023 lĩnh vực này lần đầu sụt giảm mạnh trong 10 năm

Trong báo cáo vĩ mô mới công bố, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết với tình trạng tăng trưởng các nền kinh tế có dấu hiệu suy yếu đặc biệt ở nhu cầu tiêu dùng, BSC hạ dự báo tăng trưởng xuất nhập khẩu năm 2023. Cụ thể ở kịch bản tiêu cực, xuất khẩu có thể giảm 2,2% và nhập khẩu giảm 2,4% Trong kịch bản tích cực, xuất khẩu và nhập khẩu có thể tăng lần lượt 3,9% và 2,9%.

Với mức dự báo ở cả hai kịch bản trên, tăng trưởng xuất, nhập khẩu có thể sụt giảm mạnh lần đầu sau nhiều năm. 

 

 

Lĩnh vực xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục đà tăng trưởng âm. Lũy kế 3 tháng đầu năm, xuất khẩu giảm 11,9% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu giảm 14,7%.

Trong các mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên 5 tỷ USD, dệt may (giảm 17,4% so với cùng kỳ), điện thoại và linh kiện (giảm 15%), điện tử, máy tính và linh kiện (giảm 10.9%) bị ảnh hưởng nhiều nhất trong quý I/2023.

Về thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa trong quý I/2023, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch ước tính đạt 20,6 tỷ USD (giảm 21,6% so với cùng kỳ), tiếp theo là Trung Quốc với 11,5 tỷ USD (giảm 13,8%). Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 23,6 tỷ USD (giảm 14,6%). 

Ngoài ra, chỉ số PMI vẫn cho thấy tín hiệu suy yếu của tình trạng xuất nhập khẩu. Áp lực tù chính sách tiền tệ thắt chặt toàn cầu đang gây ảnh hưởng khá lớn lên nhu cầu tiêu dùng toàn cầu. 

 Xuất, nhập khẩu vẫn tiếp đà tăng trưởng âm.

Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng cho rằng nhu cầu toàn cầu suy yếu sẽ tiếp tục tác động tới thương mại trong năm 2023. Cả nhập khẩu và xuất khẩu được ADB dự báo sẽ giảm xuống 7% trong năm nay và năm tới. Chuyên gia tại đây cho rằng tăng trưởng thương mại chậm lại có thể tạo ra thâm hụt tài khoản vãng lai tương đương 1% GDP trong năm nay, trước khi đạt mức thặng dư trở lại vào năm 2024.       

Cùng chuyên mục

Đọc thêm