Tài chính

Tâm sự của những nhà đầu tư ‘sống sót’ qua cuộc khủng hoảng 2008: Điều đáng sợ là hiệu ứng domino sẽ xảy ra rất nhanh

Steve Chiavarone không muốn tạo ra sự sợ hãi. Song, điều mà ông nhớ nhất về cuộc khủng hoảng của ngành ngân hàng khi đó là hầu như ai cũng chắc chắn rằng mọi thứ sẽ không tồi tệ đến vậy. Đầu năm 2008, tại văn phòng ở New York của ông, những chuyên gia giỏi nhất Phố Wall liên tục nói rằng ngay cả có tế xảy ra thì đó cũng chỉ là một cuộc suy thoái nông và không kéo dài.

Chiavarone - hiện là giám đốc danh mục đầu tư cấp cao tại Federated Hermes, nhớ lại, rõ ràng rằng mọi thứ không diễn ra như vậy. Vài tháng sau, tôi quay lại văn phòng và cũng không thể nghĩ rằng cuộc khủng hoảng đã đến.

Sau khủng hoảng 2008, các chuyên gia tài chính đã dự đoán về rất nhiều cuộc khủng hoảng khác dù là rất hiếm xảy ra. Việc 3 ngân hàng ở Mỹ bất ngờ dừng hoạt động, thêm 1 ngân hàng ở trạng thái “bấp bênh” và việc chính phủ Thuỵ Sĩ hỗ trợ Credit Suisse đã khiến thị trường trở nên lo lắng.

Dù rủi ro suy thoái kinh tế gia tăng, nhưng giới chức trên thế giới hiện nay đã có sự phòng bị hiệu quả hơn để ứng phó với những căng thẳng trong hệ thống tài chính. Ngoài ra, các ngân hàng lớn nhất cũng có vị thế vững chắc hơn so với trước đây.

Tại sao các chuyên gia “bật chế độ” cảnh giác?

Tuy nhiên, đối với các chuyên gia hiện tại, những người dường như không bị lung lay bởi những sự kiện gần đây, có lẽ đã trở nên nhạy cảm hơn sau nhiều năm dự báo sai. Trong đó có cả những nhà đầu tư “lão làng” như Chiavarone. Ông nói: “Mọi thứ có thể diễn ra theo cách mà chỉ vài tuần trước không ai tưởng tượng đến điều đó. Bởi thế, tôi đang rất thận trọng.”

Hơn nữa, tốc độ của những sự kiện này đang diễn ra rất nhanh và nhiều vấn đề tiềm ẩn cũng có khả năng kéo dài, ví dụ như lạm phát cao. Có thể thấy, sự liều lĩnh của giới đầu tư và quan điểm thận trọng của các chuyên gia là một vấn đề đáng chú ý.

Tony Pasquariello - trưởng bộ phận quỹ phòng hộ của Goldman Sachs, cho hay: “TTCK phần lớn coi những sự kiện gần đây là đợt điều chỉnh của một nhóm cổ phiếu cụ thể.”

Hôm 19/3, UBS đã đồng ý mua Credit Suisse với giá 3,2 tỷ USD, trong một thoả thuận được hậu thuẫn bởi chính phủ Thuỵ Sĩ nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng về niềm tin. SNB đã đồng ý hỗ trợ 100 tỷ franc (108 tỷ USD) cho UBS để thực hiện thương vụ này và cung cấp khoản đảm bảo 9 tỷ franc cho những rủi ro tiềm ẩn trong khối tài sản UBS tiếp quản.

TTCK lại phản ứng theo hướng ngược lại. Nasdaq 100 tuần trước ghi nhận tuần khởi sắc nhất kể từ tháng 11 và mức chênh lệch tín dụng chỉ bằng khoảng 1/3 so với năm 2008, đồng USD cũng đang giảm giá. Dù lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cao nhất kể từ năm 2008, nhưng các quỹ phòng hộ vẫn tiếp tục mua vào các cổ phiếu đơn lẻ vào tuần trước với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 1/2021.

Có thể thấy, thị trường đang tin rằng những vấn đề căng thẳng sẽ sớm được kiểm soát. Adam Crisafulli, nhà sáng lập Vital Knowledge, nhận định tình hình này đáng lo ngại, khi không khác nhiều so với những gì xảy ra trước cuộc khủng hoảng 2008. Theo ông, một trong những điểm nổi bật của việc ngành ngân hàng gặp khó khăn là tốc độ đổ của các quân cờ domino khi niềm tin bị phá vỡ.

“Được xây dựng bằng niềm tin”

Crisafulli - người đang làm việc ở Bear Stearns khi ngân hàng này được JPMorgan “cứu” vào năm 2008, cho hay: “Bạn muốn các ngân hàng trở nên nhàm chán nhất có thể. Toàn bộ mô hình kinh doanh đều dự trên niềm tin. Vì vậy, ngay cả khi dù tình hình tài chính vẫn ổn nhưng thị trường mất niềm tin vào một tổ chức nào đó, thì các tổ chức còn lại rất khó để cải thiện.”

Francesco Filia - CIO tại Fasanara Capital, làm việc trong lĩnh vực phái sinh tài sản chéo ở Merrill Lynch khi ngân hàng này được “bán” theo gói cứu trợ vài tháng sau sự sụp đổ của Bear Stearns. Ông cho biết, khi thảm hoạ năm 2008 nổ ra, quy mô là điều mà không ai lường trước được.

Một điểm khác biệt giữa năm 2008 và hiện tại là lạm phát - yếu tố khiến Fed gặp khó khăn hơn trong việc đưa ra quyết định. Dù các nhà đầu tư trái phiếu không mất nhiều thời gian để dự đoán về các đợt tăng lãi suất sau vụ sụp đổ của SVB, nhưng lạm phát vẫn tăng gấp đôi so với mục tiêu của các NHTW.

Theo Steve Sosnick, chiến lược gia trưởng của Interactive Brokers, không bao giờ chỉ có một vấn đề. Ông nói rằng, mỗi khi cho rằng mọi việc đã kết thúc, thì một thứ khác lại “mọc lên”, lãi suất tăng cao là điều không thể tránh khỏi nên việc các khoản thế chấp gặp khó khăn cũng sẽ tạo ra một “cơn bão” nào đó.

Kris Sidial - nhà bán khống chuyên nghiệp ở quỹ phòng hộ Ambrus Group, nhận định: “Khi vụ CS xuất hiện, đó là dấu hiệu cho thấy rủi ro khác đã xuất hiện. Điều này sẽ được khắc phục khi có sự hỗ trợ từ phía chính phủ, nếu không nó sẽ trở thành một cơn ác mộng.”

Cơ hội từ những nguy cơ

Song, những biến động cũng mang đến những cơ hội trên thị trường. Paul Nolte, nhà quản lý tài sản cấp cao tại Murphy & Sylvest Wealth Management, cho hay: “Chúng tôi đã thấy điều này diễn ra vài lần. Khi Fed lo lắng, đó là thời điểm khá thuận lợi để nhà đầu tư bước vào thị trường. Tuần vừa qua chính là ví dụ hoàn hảo.”

Nolte chia sẻ công ty ông đang tăng vị thế với Comerica - một ngân hàng khu vực, và với những chỉ số lớn như S&P 500 hay Nasdaq Composite.

Còn Rich Steinberg - giám đốc chiến lược thị trường tại Colony Group, đã “sống sót” qua năm 2008, mang theo một bài học “nhớ đời”. Ông nói: “Đừng đánh đồng việc thương hiệu lớn thì không có rủi ro. Và cũng đừng hoảng sợ khi có các sự kiện gây hoang mang diễn ra liên tiếp. Cố gắng tìm ra cơ hội khi thấy nhiều cổ phiếu đang giảm giá.”

Arthur Tetyevsky, chiến lược gia tài chính tại Seaport Global Holdings, người đã làm việc với vai trò tương tự tại HSBC Holdings Plc trong cuộc khủng hoảng tài chính, cho biết: “Năm 2008, các ngân hàng sử dụng nhiều đòn bẩy hơn, còn các cơ quan quản lý có ít kinh nghiệm đối phó với căng thẳng hệ thống hơn nhiều."

“Bài học quan trọng là một phản ứng nhanh chóng từ các cơ quan quản lý. Tôi thấy tốc độ phản hồi ngày nay nhanh hơn rất nhiều so với năm 2008”, ông nói.

Tham khảo Bloomberg 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm