Bộ Công an vừa hướng dẫn sử dụng tiện ích góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng định danh điện tử VNeID.
Theo đó, tiện ích này tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trực tiếp đóng góp ý kiến vào quá trình lập pháp một cách minh bạch, công khai.

Người dân có thể sử dụng ứng dụng VNeID trên điện thoại hoặc web VNeID để góp ý dự thảo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an, Công an TP.HCM có văn bản đề nghị các sở, ngành, UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM phối hợp tổ chức lấy ý kiến người dân đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Cụ thể, Công an TP.HCM gửi kèm mã QR tài liệu, video hướng dẫn công dân trên app VNeID, web VNeID để các đơn vị nghiên cứu tuyên truyền phù hợp với chức năng, tình hình thực tế trên địa bàn phụ trách.
Công an TP.HCM cho biết, theo tài liệu hướng dẫn của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an, để tham gia góp ý, người dân cần có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên VNeID. Việc góp ý có thể thực hiện qua ứng dụng điện thoại hoặc trang web vneid.gov.vn.
CÁCH 1: Các bước góp ý sửa đổi Hiến pháp trên ứng dụng VNeID
- Bước 1: Đăng nhập ứng dụng, tìm và nhấn vào banner "Góp ý nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013".

Màn hình trang chủ VNeID bạn hãy nhấn banner "Góp ý Nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013"
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
- Bước 2: Chọn tiện ích "Lấy ý kiến người dân" rồi đọc nội dung dự thảo sửa đổi các Điều trong Hiến pháp.

Sau đó chọn Đọc để đọc nội dung sửa đổi, bổ sung các Điều trong Hiến pháp
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
- Bước 3: Tại màn hình danh sách Hiến pháp, công dân nhấn vào các điều khoản cần sửa đổi, góp ý; sau khi góp ý hãy nhấn nội dung vào và Gửi góp ý

Tại màn hình này nhấn chọn các Điều để đọc và bổ sung. Công dân có thể đóng góp ý kiến nội dung khác và góp ý kỹ thuật lập Hiến và các sửa đổi, bổ sung các Điều khác
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
- Bước 4: Công dân cần thực hiện chọn Tán thành/ Không tán thành và nhập nội dung góp ý. Nếu bạn chọn không tán thành thì bắt buộc phải nhập nội dung góp ý cụ thể. Sau đó nhập Chức vụ/Học vị (nếu có), rồi bấm Gửi và Xác nhận.

Chọn Tán thành hoặc Không tán thành với sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 và bấm thông tin của mình và bấm Gửi, Xác nhận
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
- Bước 5: Gửi góp ý thành công

Màn hình gửi góp ý thành công
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Công an TP.HCM cho biết, người dân cũng có thể góp ý về nội dung khác, hoặc đưa ra nhận xét về kỹ thuật về Hiến pháp 2013.
Công an TP.HCM cũng lưu ý, toàn bộ quá trình thực hiện đều được ghi nhận thông qua tài khoản định danh cá nhân, bảo đảm minh bạch, an toàn và chính chủ.
Cách 2: Các bước góp ý sửa đổi Hiến pháp qua website VNeID
Tương tự với ứng dụng VNeID, công dân truy cập website https://vneid.gov.vn. Sau đó đăng nhập tài khoản VNeID và thực hiện các bước giống như trên ứng dụng (banner, đọc dự thảo, gửi góp ý, gửi thành công).
- Bước 1: Đăng nhập vào web VNeID theo đường dẫn https://vneid.gov.vn/. Tại nhóm banner thực hiện kéo sang ngang để tìm kiếm Góp ý nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013. Sau đó nhấn vào banner Góp ý nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Màn hình trang chủ tài khoản định danh điện tử mức 2 sau khi đăng nhập vào web, bấm vào banner Góp ý nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
- Bước 2: Tại màn hình danh sách, chọn Điều muốn xem và nhấn "Đọc".

Nhấn Đọc và bấm vào các điều khoản Hiến pháp để đọc
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
- Bước 3: Nhấn Gửi góp ý, sau đó chọn Tán thành/Không tán thành, nhập ý kiến (nếu cần). Công dân có thể chọn thêm các chức năng như Góp ý khác hoặc Góp ý kỹ thuật lập Hiến.

Chọn Tán thành/Không tán thành, nhập ý kiến (nếu cần). Công dân có thể chọn thêm các chức năng như Góp ý khác hoặc Góp ý kỹ thuật
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
- Bước 4: Nhập thông tin cá nhân, chọn "Gửi" rồi "Xác nhận" để việc góp ý Hiến pháp hoàn tất.

Bấm gửi góp ý thành công
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Công an TP.HCM cho biết, trong quá trình tổ chức lấy ý kiến qua VNeID, nếu sở, ngành, UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị cần chủ động trao đổi, liên hệ với Công an TP.HCM nhằm trợ xử lý kịp thời, đảm bảo tiến độ, chất lượng triển khai.