Kỹ năng sống

Sống tiết kiệm nhưng không mất độ sang chảnh là như thế nào?

Gen Z sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển họ chú trọng trải nghiệm, phát triển bản thân và tự lập. Do đó, có quan điểm cho rằng họ là những người tiêu xài khá phóng tay có thể chỉ đúng một phần. Những người sinh sau năm 1995 đã bắt đầu quan tâm đến việc tiết kiệm, đầu tư sinh lời.

Thay vì xin trợ cấp, Gen Z đi làm kiếm tiền mua thứ mình thích

Kinh tế phát triển, thu nhập tăng nhưng kèm theo đó là phí sinh hoạt của các dịch vụ cũng tăng theo, đối với các bạn trẻ vừa bước chân vào thị trường lao động với mức lương hàng tháng còn thấp thì việc họ tiết kiệm là vô cùng cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của cuộc sống.

Quan niệm của các bạn trẻ sinh năm sau 1995 đã thay đổi hoàn toàn so với thế hệ sinh năm 80, thay vì mới ra trường vẫn xin trợ cấp của bố mẹ, họ thích việc tự lập, cố gắng chi tiêu hợp lý số tiền mà mình kiếm được hàng tháng.

Tiểu Vương (sinh năm 1999, Trung Quốc) cho biết: "Mình mới ra trường và cũng mới đi làm, nên để đáp ứng mọi chi phí của cuộc sống hàng ngày mình sẽ lập ra một kế hoạch chi tiêu hàng tháng, mình sẽ chọn những gì mình cần, chứ không phải việc thích là mua như trước đây".

Sống tiết kiệm nhưng không mất độ sang chảnh là như thế nào? - Ảnh 1.

Cụm từ "tiết kiệm" được sử dụng mọi lúc, thay vì thích là mua, họ sẽ phân tích tác dụng và mức độ cần thiết của một sản phẩm trước khi chi tiền.

Trước việc kích cầu mua sắm của các doanh nghiệp trên các diễn đàn mạng xã hội, trước đây nhiều bạn trẻ đã chi ra hàng nghìn USD để mua sắm, nhưng giờ đây họ đã suy nghĩ đến việc so sánh "Tôi cần gì? Cái gì hữu ích?" và "Tôi thích gì?". Gen Z chạy theo xu hướng: "Tiết kiệm mà không mất độ sang chảnh không mất thời trang, tiết kiệm mà không keo kiệt".

"Mình chọn cách xem 100 giây quảng cáo còn hơn việc bỏ ra 100 NDT (340.000 VNĐ) để loại bỏ chúng. Mình sẽ ra nhà hàng ăn thay vì gọi ship về nhà sẽ mất thêm 10 tệ (34.000 VNĐ). Mình không tụ tập bạn bè ăn uống sau mỗi giờ làm, mình chọn về nhà nấu cơm. Ra đường nếu không đi bộ sẽ chọn đi xe đạp, mỗi tháng có thể tiết kiệm được 500 NDT (1.700.000 VNĐ)", Tiểu Trang (sinh năm 1998, Trung Quốc) cho biết.

"Việc đổ tiền vào trà sữa của mình cũng đã được cải thiện, trước khi gọi ship, mình sẽ tự nhủ, trà sữa sẽ khiến mình tăng cân nhanh chóng. Trước khi mua mỹ phẩm mình cũng cân nhắc giữa việc lựa chọn mua vừa đủ, hữu ích thay vì trước đây mình thích gì mua nấy", Vân Lam (1996, Trung Quốc) chia sẻ.

Không ngại chi tiền để phát triển bản thân

Theo "Báo cáo tiêu dùng của báo thanh niên Trung Quốc đầu năm 2022" cho thấy giới trẻ hiện nay có xu hướng học cách nạp năng lượng, đi du lịch, giải trí và ăn tối theo cách tiết kiệm và chất lượng. Thay vì chạy theo trend đổ tiền vào những món đồ vô ích, họ có xu hướng đầu tư cho chính bản thân bằng việc tham gia vào các lớp học các kiến thức, kĩ năng để cải thiện bản thân hoặc đầu tư tiền cho cho các chuyến tham gia học tập mở rộng tầm nhìn và nâng tầm.

Sống tiết kiệm nhưng không mất độ sang chảnh là như thế nào? - Ảnh 2.

"Mình cũng đã lập một kế hoạch chi tiêu hợp lý để tiết kiệm tiền, số tiền tiết kiệm được dành để tham gia các khóa học kỹ năng mềm, kỹ năng xử lý tình huống, mình hướng theo sự phát triển lâu dài của chính bản thân thay vì tốn tiền vào việc đua trend", Hà Vân (sinh năm 1995, Trung Quốc) nói.

"Mình nhận thức rõ được nhu cầu của bản thân, nhận thức được bản thân nên phát triển như thế nào để phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội, nên mình tiết kiệm tiền để tham gia các khóa học bù đắp những gì mình thiếu", Minh Hưng (1997, Trung Quốc) cho hay.

Với những điều tích cực trên, những người sinh sau năm 1995 được đánh giá là thế hệ năng động, sáng tạo và không ngại thử thách và cũng đang được kỳ vọng sẽ thay đổi thị trường lao động lẫn tài chính trong tương lai.

Nguồn: Theo Baidu


Cùng chuyên mục

Đọc thêm