Doanh nghiệp

Sông Mekong đối mặt nguy cơ ô nhiễm

Ô nhiễm sông Mekong ảnh hưởng tới Thái Lan

Theo MDM (Dự án giám sát hoạt động các đập thủy điện trên sông Mekong), dòng sông Mekong đoạn qua Myanmar đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm do hoạt động khai thác đất hiếm trái phép ở nước này.

Sông Mekong đối diện nguy cơ ô nhiễm  - Ảnh 1.

Các đập thủy điện tiếp tục gây biến đổi dòng chảy sông Mekong

ẢNH: TƯ LIỆU

Tại hội thảo trực tuyến "Nước ở đâu" diễn ra mới đây do tổ chức này thực hiện đã nêu ra vấn đề quan trọng được các chuyên gia tập trung thảo luận. Đó là tình trạng khai thác đất hiếm ở Myanmar trên các nhánh Kok và Sai của sông Mekong, cách Chiang Saen (Thái Lan) khoảng 100km về phía thượng nguồn. Hoạt động này đang thải chất độc hại trôi xuống hạ lưu, ảnh hưởng đến tỉnh Chiang Rai (Thái Lan). 

"Khai thác bất hợp pháp trên các nhánh khác của sông Mekong cho thấy vấn đề này nghiêm trọng hơn so với những gì đã biết", các chuyên gia MDM lo lắng và nhận định: Những hóa chất này có khả năng hủy diệt những đoạn sông dài và gây rủi ro nghiêm trọng, kéo dài hàng thập kỷ đối với ngành thủy sản và sản xuất nông nghiệp của toàn lưu vực sông Mekong. MDM sẽ tìm kiếm thêm thông tin đặc biệt ảnh vệ tinh ghi lại các hoạt động khai thác đất hiếm trái phép nêu trên để cung cấp thông tin một cách đầy đủ hơn.

Thủy điện tiếp tục biến đổi dòng chảy sông Mekong

Trong mùa mưa lũ năm nay dòng sông Mekong tiếp tục bị biến đổi mạnh vì các đập thủy điện. Cụ thể trong tuần trước, các con đập thủy điện lớn trên lưu vực sông Mekong đã tích trữ một lượng nước đáng kể khoảng 1,1 tỉ mét khối. Những đợt tích nước lớn nhất đến từ đập Tiểu Loan (Trung Quốc) và Nam Ngum 1 (Lào). Việc tích nước với quy mô lớn này sẽ làm suy giảm cường độ nhịp lũ của sông Mekong trong những tuần tới.

Dòng chảy tháng 6 ở mức bình thường với việc tích nước tại các con đập đang gây ra những biến động khác nhau. Theo MDM, lưu vực sông Mekong đang bước vào mùa mưa lũ. Trong tháng 6, các con đập thủy điện đã tích trữ trên 3 tỉ mét khối nước. Hoạt động này dẫn đến những biến động khác nhau dọc theo sông Mekong. Cụ thể tại Chiang Saen (Thái Lan), nếu không có sự can thiệp từ các con đập, lưu lượng dòng chảy tự nhiên có thể cao hơn khoảng 30% so với mức ghi nhận tại trạm quan trắc. Tại Nakhon Phanom (Thái Lan), lưu lượng dòng chảy bị giảm khoảng 10% do tác động của việc tích nước từ Trung Quốc.

Ngược lại, tại Stung Treng (Campuchia), lưu lượng dòng chảy được ghi nhận cao hơn 38% so với mức bình thường. Nếu không có hoạt động tích nước từ các đập của Trung Quốc, lưu lượng tại Stung Treng có thể đã cao hơn khoảng 43% so với mức bình thường.


Các tin khác

Triệt phá nhóm lừa đảo, rửa tiền quy mô 1.200 tỷ đồng: Đối tượng cầm đầu chuyên code web đồi truỵ

Kết quả điều tra xác định: Các đối tượng có trình độ hoặc am hiểu, yêu thích tìm hiểu công nghệ thực hiện hành vi phạm tội thông qua việc quản trị hệ thống trung gian thanh toán trái phép hoạt động online được tích hợp trực tiếp với các cổng game online trái phép - địa chỉ IP ở nước ngoài.

"Siêu" xã Bàu Bàng ở TP.HCM

Xã Bàu Bàng (TP.HCM mới) là xã duy nhất được thành lập chỉ từ 7/8 khu phố của 1 thị trấn. Xã cũng rất đặc biệt được sở hữu Khu liên hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị trên 2.500 ha lớn nhất cả nước.

Chính sách dân số mới: Từ "kiểm soát" sang "trao quyền"

Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay nhấn mạnh quyền tự quyết về sinh sản trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động. Tại Việt Nam, khi dân số già hóa nhanh, tỉ lệ sinh giảm sâu và mất cân bằng giới vẫn dai dẳng, chính sách dân số đang được định hình lại - không còn là những con số kiểm soát, mà là câu chuyện về quyền, trách nhiệm và chất lượng cuộc sống của từng người dân.