Tài chính

So sức mạnh thanh toán của 5 trong số TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Năm cái tên trong TOP 10 của bảng xếp hạng VNR500 năm nay đều là các doanh nghiệp sản xuất, thương mại lớn đứng đầu các ngành hàng như vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng,.. tại Việt Nam.

Tiêu chí xếp hạng VNR500 là xét theo quy mô doanh thu, còn trong phạm vi bài viết này, sẽ tính toán khả năng thanh toán nợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp, một tiêu chí quan trọng khi đánh giá về sức mạnh tài chính.

Đầu tiên, nói đến khả năng thanh toán, không thể không nhắc đến Tiền. Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, hay trong ngành tài chính thường gọi là tính "lỏng".

Tiền là từ tổng quát để chỉ chung các khoản mục trên bảng cân đối kế toán, bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi NH (không kỳ hạn, có kỳ hạn còn lại trên dưới 3 tháng).

So sức mạnh thanh toán của 5 trong số TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - Ảnh 1.

Số liệu tổng hợp từ BCTC hợp nhất của các DN

Tại cả 2 mốc thời gian là cuối quý III và đầu năm nay, Hòa Phát vẫn dẫn đầu về lượng tiền trong tài khoản ngân hàng. Vào 30/09/2022, ông lớn ngành thép này có 38.911 tỷ đồng tiền các loại.

Vingroup và Vinamilk là 2 cái tên bám sát về độ "nhiều tiền", có lượng tiền tại cuối quý III lần lượt là 28.626 tỷ đồng và 22.401 tỷ đồng.

Vingroup cũng là doanh nghiệp duy nhất mà lượng tiền gửi tại cuối quý III tăng so với đầu năm. Các doanh nghiệp còn lại, số dư tiền mặt đều giảm. Trong đó, Masan sụt giảm mạnh nhất, mức giảm lên tới 71% so với đầu năm.

So sức mạnh thanh toán của 5 trong số TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - Ảnh 2.

Các mặt hàng của Masan

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.

Chỉ tiêu thường được sử dụng nhất để đánh giá khả năng thanh toán trong ngắn hạn của Doanh nghiệp đó là Hệ số thanh toán hiện hành. Hệ số này bằng Tổng tài sản ngắn hạn chia cho Nợ ngắn hạn.

Ý nghĩa của chỉ số này dựa trên nguyên tắc tài chính cốt lõi, tài sản dài hạn phải được bảo đảm bằng nguồn vốn trung dài hạn, do khả năng thanh khoản của tài sản dài hạn (như tài sản cố định, các khoản đầu tư có thời gian thu hồi trên 1 năm,...) không thể nhanh như tài sản lưu động (hàng tồn kho, phải thu, tiền và tương đương tiền)

Về mặt lý thuyết, hệ số này nên lớn hơn hoặc bằng 1. Tuy nhiên, với một số doanh nghiệp đặc thù và trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô ổn định, hệ số này dao động trên 0.8 vẫn có thể chấp nhận được.

So sức mạnh thanh toán của 5 trong số TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - Ảnh 3.

Số liệu được tính dựa theo thông tin trên BCTC hợp nhất quý III và năm 2021 doanh nghiệp công bố

Tại 30/09, doanh nghiệp có hệ số thanh khoản hiện hành thấp nhất là Masan, ở mức 0,58 lần. Đáng nói, hệ số này của Masan đã giảm mạnh từ 1,26 lần hồi đầu năm.

Điều đó có nghĩa là tốc độ tăng nợ ngắn hạn của công ty đang nhanh hơn tốc độ tăng tài sản ngắn hạn. Trên báo cáo tài chính quý III của Masan, nợ ngắn hạn cuối quý III đã tăng tới 84%, trong khi tài sản ngắn hạn lại giảm 15% so với hồi đầu năm.

Trong số 5 doanh nghiệp, Vinamilk là doanh nghiệp có hệ số thanh khoản hiện hành ổn định và tốt nhất. Trung bình, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được bảo đảm thanh toán bởi hơn 2 đồng tài sản ngắn hạn.

Hơn thế nữa, khả năng thanh toán tức thời, được tính bằng Tiền/Nợ ngắn hạn của Vinamilk ở mức 1,32 lần cho thấy sức mạnh thanh toán của doanh nghiệp. Nó cho thấy Vinamilk thừa khả năng chỉ trả toàn bộ nợ ngắn hạn mà chưa cần bán đi hàng tồn kho hay thu hồi công nợ.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh: Mình trong veo thì sợ cái gì

Nói về tồn tại liên quan vấn đề giao đất dịch vụ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, nếu mọi việc không được giải quyết, mỗi lúc một chính sách thì mọi thứ càng ngày càng khó. "Mình chẳng dính dáng gì mình không sợ… Mình trong veo thì sợ cái gì", ông Thanh nói.

Điện Quang và Metropoli: Liên minh phát triển đô thị Việt Nam

Góp phần phát triển đô thị thông minh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học - công nghệ chính là mục tiêu chính để Điện Quang và Metropoli “đặt nền móng” cho liên minh phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam.

"Cha đẻ" Twitter: Tỷ phú "lập dị" từng bị sa thải khỏi vị trí CEO của chính công ty mình sáng lập, tậu BMW nhưng chỉ thích đi làm bằng xe buýt

Jack Dorsey, "cha đẻ" Twitter có một sự nghiệp thành công nhưng cũng không ít sóng gió ở Thung lũng Silicon. Ông nổi tiếng với vẻ bề ngoài không giống một vị CEO truyền thống khi nuôi râu, xỏ khuyên mũi cùng nhiều thói quen được đánh giá là "lập dị".