Tài chính

Sở hữu hàng chục tỷ đô, Mark Zuckerberg vẫn mua nhà thế chấp: Cách người giàu sử dụng ‘nợ’ để giàu hơn, không phải ai cũng biết

Là một nhà đầu tư bất động sản, tôi may mắn có cơ hội được tham gia vào một câu lạc bộ với rất nhiều những doanh nhân ưu tú. Hầu hết mọi người đều cởi mở và chia sẻ với tôi những mánh khóe kinh doanh mà không phải ai cũng biết.

Năm 2021, tôi bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc thành lập một công ty chuyên kinh doanh bất động sản. Lúc đó, có rất nhiều vấn đề xảy ra, về tài chính, pháp lý,... cần giải quyết. Đây là một cột mốc quan trọng và cũng là thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời tôi.

Và như một tia hy vọng, tôi biết đến cách mà những người giàu sử dụng nợ. Nó giúp tôi có thêm nguồn lực, để mua, đầu tư và tích lũy thêm tài sản.

Tôi đã tìm hiểu và nhận ra:

1. Đây không phải là một kiến thức phổ biến.

2. Nó là một hệ thống phức tạp nhưng thật sự có thể đem lại lợi ích.

Ý tưởng về "tiền miễn phí"

Năm 2012, Mark Zuckerberg đã mua một ngôi nhà trị giá 6 triệu USD ở California với khoản vay thế chấp trong 30 năm.

Tất cả chúng ta đều thắc mắc: Tại sao một người sở hữu khối tài sản khổng lồ trị giá 15 tỷ USD lại phải đi thế chấp? Với khả năng của mình, anh ta dễ dàng có thể mua được hàng chục ngôi nhà như vậy.

Thật ra, Zuckerberg đang tận dụng số tiền miễn thuế của mình để tạo ra nhiều tiền "miễn phí" hơn.

Có vẻ hơi khó hiểu, nhưng tôi sẽ giải thích.

Người giàu sử dụng ‘nợ’ như thế nào để trở nên giàu có hơn - Ảnh 1.

Mua- Mượn- Chết (Buy, Borrow, Die)

Thuật ngữ "buy, borrow, die" được tạo ra từ nhiều thập kỷ trước bởi Giáo sư Edward McCaffery tại Đại học Nam California, Trường Luật Gould. Khi đó, ông nhận ra một số luật thuế có lợi cho những người giàu có.

Trong luật thuế Hoa Kỳ có quy định rằng bạn không phải trả thuế cho những tài sản không tạo ra thu nhập. Và ví dụ tốt nhất là bất động sản, bất kỳ sự gia tăng nào về giá trị tài sản của bạn đều không bị đánh thuế.

Edward McCaffery từng nói: "Việc vay với lãi suất thấp để sở hữu một tài sản nào đó sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc mua ngay và phải trả thuế cho nó. Bởi không giống như tiền lương và tiền công, các khoản vay đều không bị đánh thuế. Họ có thể sử dụng khoản tiền đó để mua những thứ mình thích hoặc đầu tư và kiếm nhiều tiền hơn."

Nói cách khác, họ đang vay "tiền miễn phí". Tỷ lệ lạm phát thường dao động trong khoảng 2,5% -3%. Vì vậy, với khoản vay lãi suất thấp hơn, họ sẽ nhận được tiền miễn phí.

Số tiền này sau đó tiếp tục được đưa vào kinh doanh, mua thêm bất động sản hoặc chi tiêu... Và cứ như vậy, hình thành một chu kỳ, của cải được tạo ra không ngừng.

Bước cuối cùng để chu kỳ của sự giàu có có thể tiếp tục là truyền lại tất cả cho thế hệ tiếp theo, khi bạn qua đời. Về cơ bản, đây chính là cách thức duy trì cuộc sống giàu sang.

Hạnh phúc của kẻ giàu sang có thể làm tổn thương những người khác

Khi vấn đề xảy ra, chúng ta thường tự an ủi mình bằng một lý do nào đó. Và phần lớn chúng ta đều nghĩ: Mình đã cố gắng, cố gắng rất nhiều nhưng chẳng có ích gì. Mình vẫn mắc kẹt trong sự nghèo khó. Nếu mình giàu có hơn, mọi chuyện đã khác.

Nhưng đừng hiểu nhầm, tôi không có ý mỉa mai hay chế giễu. Bởi đôi khi, chính tôi cũng như vậy. Tôi hy vọng một ngày nào đó, mình sẽ trở thành một phần của tầng lớp thượng lưu. Nó cho tôi động lực để tiếp tục vươn lên.

Thế nhưng, tôi không khỏi xót xa, khi phát hiện những sự thật đằng sau hệ thống của sự giàu có này.

Bằng một cách nào đó, những luật thuế đang "ưu ái", cho phép người giàu kiếm được ngày càng nhiều tiền hơn. Mọi thứ với họ thật dễ dàng. Trong khi đó, nhiều người đang chật vật mưu sinh ngoài kia vẫn loay hoay với những món nợ lãi suất cao.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm