Doanh nghiệp

Shark Tank Việt Nam mùa 5: 32 thương vụ thành công, Shark Hùng Anh dẫn đầu đoàn ‘cá mập’

Vào tối 4/9, sau 14 tập lên sóng, chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 5 đã chính thức kết thúc với sự tham gia của 8 nhà đầu tư gồm:

Shark Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT CenLand

Shark Đỗ Thị Kim Liên – Nhà sáng lập Bảo hiểm Công nghệ LIAN

Shark Nguyễn Hòa Bình – Nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn NextTech

Shark Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse

Shark Thái Vân Linh – Giám đốc điều hành Tập đoàn TVL Group, Cố vấn cấp cao Quỹ đầu tư Openspace Ventures

Shark Lê Hùng Anh - Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành BIN Corporation

Shark Louis Nguyễn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty quản lý Quỹ đầu tư Saigon Asset Management (SAM)

Shark Erik Jonsson - Đối tác điều hành Quỹ đầu tư mạo hiểm Antler tại Việt Nam

Theo như thống kê của chúng tôi, tại mùa 5, đã có 32 startup thành công nhận deal từ dàn "cá mập".

Shark Hùng Anh là vị cá mập tích cực nhất với 10 thương vụ được chốt dù là lần đầu tiên ngồi "ghế nóng". Vị Shark đến từ Quảng Nam đã cam kết đầu tư vào các dự án khởi nghiệp là Hệ thống Anh Ngữ Á Châu, Shondo, Robot Delta X, Remaps, Hanz, Trường Foods, Bh.Nong, Ecosoi, Jaros Candle và Dauthau.net. Trong đó, có 3 tấm vé vàng trị giá 350 triệu đồng đã được Shark Hùng Anh tung ra để chiêu mộ startup.

Mới đây nhất, ngay sau thỏa thuận trên sóng truyền hình, Shark Hùng Anh đã nhanh chóng thẩm định Hệ thống Anh ngữ Á Châu và thành công rót số tiền 1 triệu USD cho 12% cổ phần. Shark Hùng Anh chia sẻ, mục tiêu chính của ông khi tham gia Shark Tank Việt Nam là quảng bá cho doanh nghiệp của ông với hy vọng có nhiều người tài tìm đến.

Shark Tank Việt Nam mùa 5: 32 thương vụ thành công, Shark Hùng Anh dẫn đầu đoàn ‘cá mập’ - Ảnh 1.

Shark Liên sở hữu nhiều thương vụ cam kết đầu tư thứ 2 trên sóng Shark Tank mùa 5. Đã có 9 startup đồng ý gia nhập hệ sinh thái của nữ doanh nhân gồm E-Timber, EM & AI, IRC, Tinh bột kháng, Bánh mì Má Hải, V Meta, Seesaw, Bunnyboo và Jaros Candle.

Startup đạt tiến độ hợp tác nhanh nhất trong số này là IRC - trung tâm phục hồi chấn thương thể thao của cầu thủ bóng đá Lương Xuân Trường. Mô hình này đã được Shark Liên giải ngân vé vàng trị giá 500 triệu đồng và tiến hành thẩm định doanh nghiệp.

Shark Tank Việt Nam mùa 5: 32 thương vụ thành công, Shark Hùng Anh dẫn đầu đoàn ‘cá mập’ - Ảnh 2.

Shark Bình theo sát ở vị trí số 3 về số lượng deal thành công, với 7 startup được cam kết đầu tư. Đó là Melya, Nerman, Pathland, Hộp Háo Hức, Trường Foods, Ohio và dự án Vĩnh Sơn.

Đáng chú ý trong mùa này, startup Nerman do Shark Bình và Shark Phú cùng đầu tư 1 triệu USD lấy 27% cổ phần gây ồn ào khi Shark Bình tiết lộ với truyền thông ngày 26/6/2022, hơn một tuần sau khi thương vụ được phát sóng, Nerman đã từ chối nhận thẩm định từ Next100 với lý do "thay đổi định hướng gọi vốn nên tạm thời không nhận vốn đầu tư tại thời điểm này". Shark Bình cho rằng Nerman đã lợi dụng Shark Tank để "đào mỏ" từ hiệu ứng truyền thông lớn của chương trình chứ không có ý định gọi vốn.

Sau lùm xùm với Shark Bình, phía Nerman lên tiếng rằng: "Huỷ thương vụ với Shark Bình nhưng chúng tôi đang tiếp tục làm việc với người khác".

Shark Tank Việt Nam mùa 5: 32 thương vụ thành công, Shark Hùng Anh dẫn đầu đoàn ‘cá mập’ - Ảnh 3.

Shark Hưng cam kết đầu tư cho 6 thương vụ gồm Jungle Boss, Trứng gà cà gai leo Sadu, Aircity, Tinh bột kháng, giải pháp bàn học chống gù lưng Futgroup và Bunnyboo.

Gây ấn tượng nhất trong số này là startup mở màn cho Shark Tank Việt Nam mùa 5 - Jungle Boss. Công ty hoạt động ở mảng du lịch mạo hiểm, khám phá hang động ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Tại thương vụ này, Shark Hưng đã chi 400 triệu "loại" Shark Hùng Anh khỏi cuộc thương thuyết.

Shark Tank Việt Nam mùa 5: 32 thương vụ thành công, Shark Hùng Anh dẫn đầu đoàn ‘cá mập’ - Ảnh 4.

Là Shark ngoại quốc duy nhất xuất hiện ở Shark Tank Việt Nam mùa 5, Shark Erik Josson chốt deal thành công với 3 dự án khởi nghiệp là Meta Class, Seesaw, Jaros Candle.

Trong đó, startup Meta Class là dự án độc quyền duy nhất mà vị Shark này cam kết đầu tư với 100.000 USD cho 10% cổ phần. Hai startup còn lại, Shark Erik tham gia đầu tư cùng Shark Liên và Shark Hùng Anh.

Shark Tank Việt Nam mùa 5: 32 thương vụ thành công, Shark Hùng Anh dẫn đầu đoàn ‘cá mập’ - Ảnh 5.

Shark PhúShark Linh cùng sở hữu số lượng 2 startup được thỏa thuận. Shark Phú chốt các deal Nerman và Velasboost, còn Shark Linh chốt deal với 8K Studio và "liên minh" cùng Shark Liên, Shark Louis ở mô hình Bánh mì Má Hải.

Như vậy, Shark Louis Nguyễn là người không sở hữu thương vụ đầu tư trực tiếp nào trong Shark Tank mùa 5 mà chỉ góp mặt ở Bánh mì Má Hải cùng hai vị Shark nữ.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm