“Dữ liệu tuyệt vời từ Việt Nam”, đây là tựa thư ông Petri viết gửi nhà đầu tư.
Theo đại diện của quỹ Pyn Elite Fund, gần đây có nhiều thông tin tốt từ Việt Nam. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp đã tăng tốc và đạt tỷ lệ trên 10% trong ba tháng qua, riêng tháng 7 tỷ lệ tăng là 11,2%. Kể từ đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 15,7%. Tỷ lệ tăng tiếp tục nâng lên và đạt 20% trong tháng 7. Sau 7 tháng đầu năm, thặng dư cán cân thương mại đạt 14,1 tỷ USD.
Thu ngân sách nhà nước theo đó cũng tăng nhanh, đạt 14,6% trong 7 tháng. Thu vượt chi tạo ra thặng dư ngân sách là 9,2 tỷ USD.
Thông tin về diễn biến quốc tế, cho tới cuối tháng 7, lạm phát cao kéo dài ở Mỹ đã giữ cho kỳ vọng lãi suất ở mức cao kể từ đầu năm, đều này dẫn đến việc đồng Việt Nam giảm giá khoảng 4%. Tuy nhiên, ông Petri đánh giá đã có sự chuyển biến rõ rệt trong quan điểm thị trường vào tháng 8. Nhà quản lý quỹ này kỳ vọng Việt Nam đồng sẽ tăng giá trong thời gian còn lại của năm.
Với tín hiệu tích cực từ bức tranh vĩ mô, ông Petri Deryng cho rằng VN-Index đã dao động trong khoảng 1.200 – 1.300 điểm, khi chỉ số bứt qua được ngưỡng 1.300, các dữ liệu kinh tế đã công bố sẽ hỗ trợ cho chỉ số tăng cao hơn đáng kể vào cuối năm.
Cùng với vĩ mô, nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh tổ chức có quy mô đầu tư hơn 800 triệu USD cho rằng định giá thị trương đang thấp với mức P/E 12 lần xét trên dự phóng lợi nhuận năm 2024. Triển vọng lãi suất thấp cộng với tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ sẽ kéo mức định giá trên xuống còn 10 lần trong năm 2025.
Một thông tin khác được ông Petri Deryng đánh giá tích cực là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới đây đã công bố dự thảo cho phép nhà đầu tư nước ngoài không phải thực hiện ký quỹ trước giao dịch,
“Nếu thay đổi này được áp dụng, FTSE Russell có thể sẽ nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi. Việc nâng hạng cùng với bỏ qua ký quỹ trước giao dịch khi mua bán cổ phiếu sẽ khiến Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Petri Deryng nêu quan điểm.
Đồng quan điểm với đại diện từ Pyn Elite Fund, trong báo cáo trước đó, nhà phân tích từ Dragon Capital cũng đưa ra góc nhìn tích cực.
Mặc dù thị trường tài chính toàn cầu có biến động trong thời gian gần đây, Dragon Capital cho rằng các tác động tới Việt Nam sẽ không lớn và chỉ mang tính chất tạm thời. Chỉ số P/E và P/B dự phóng của VN-Index thấp hơn một độ lệch chuẩn so với trung bình 5 năm, cho thấy định giá hấp dẫn với kịch bản lợi nhuận / rủi ro thuận lợi cho nhà đầu tư.
Tính đến cuối tháng 7, chỉ số P/E dự phóng của VN-Index là 11,8 lần. Với xu hướng cắt giảm lãi suất trên toàn cầu, Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ và tập trung vào tăng trưởng.
Về phần VinaCapital, tổ chức này đánh giá, kể từ đầu tháng 8, chứng khoán Việt Nam đã biến động mạnh với việc VN-Index có thời điểm giảm xuống dưới 1.200 điểm do ảnh hưởng từ những diễn biến trên thị trường tài chính quốc tế.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ, Nhật, châu Âu đều giảm mạnh do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) bất ngờ tăng lãi suất khiến các nhà đầu tư chênh lệch lãi suất (carry trade) phải bán tài sản để đóng vị thế. Cùng lúc đó, báo cáo việc làm tháng 7 của Mỹ gây thất vọng với số liệu yếu hơn so với kỳ vọng.
Trong số những diễn biến trên thị trường tài chính quốc tế vừa qua, có những sự kiện chỉ là ngắn hạn, mang tính thời điểm, có những yếu tố có thể khó dự báo hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào nội tại của nền kinh tế và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta thấy rõ đang có sự chuyển biến tích cực. Việc kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại cũng sẽ thúc đẩy Fed sớm giảm lãi suất.
“, báo cáo của VinaCapital nêu.