Không gian Tam giác Bermuda
Điểm dị thường Nam Đại Tây Dương (SAA) là một điểm trong từ trường của Trái Đất, nơi một số phi hành gia đã trải qua những sự kiện kỳ lạ. Một số phi hành gia đã nhìn thấy những tia sáng lóe lên khi ISS đi qua khu vực này. Các ánh sáng bị nghi ngờ là do các vành đai bức xạ gần đó gây ra, có thể khiến võng mạc của các phi hành gia phản ứng. Do bức xạ, Kính viễn vọng Không gian Hubble không thể thu được dữ liệu từ khu vực này. Và cũng chính vì những bí ẩn xung quanh nó, SAA được gọi là "Tam giác quỷ Bermuda trong không gian".
Oumuamua
Việc phát hiện ra vật thể liên sao đầu tiên của Hệ Mặt Trời, Oumuamua, để lại cho chúng ta nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Ban đầu nó được một số người gọi là tàu thăm dò của người ngoài hành tinh. Lý do đến từ việc nó di chuyển quá nhanh để trở thành một tiểu hành tinh, và nó cũng không giống như các sao chổi thông thường, vật thể không gian này không để lại dấu vết trên quãng đường di chuyển - các mảnh vỡ. Mặc dù vật thể vẫn ở trong Hệ Mặt Trời của chúng ta, nhưng nó hiện đang nằm ngoài tầm với của tất cả các kính thiên văn của chúng ta.
Hành tinh thứ chín
Planet 9 còn được gọi là "Hành tinh 9", nó có khối lượng lớn gấp 10 lần Trái Đất và di chuyển dọc theo một quỹ đạo kéo dài nằm ở khoảng cách xa gấp 400 lần khoảng cách giữa Trái Đất với Mặt trời. Quỹ đạo của Hành tinh 9 có lẽ cũng lệch từ 15 đến 25 độ so với mặt phẳng quỹ đạo chính của hệ Mặt trời, nơi các hành tinh còn lại di chuyển.
Ý tưởng về sự tồn tại của hành tinh mới này được đề xuất vào năm 2014, và nó nhanh chóng trở nên phổ biến trong giới thiên văn học. Suy đoán này được dựa trên các mẫu vật thể trong một vòng mảnh vỡ ở vành đai bên ngoài được gọi là "Vành đai Kuiper."
Người ta nhận thấy rằng các vật thể ở đây được kết tụ lại với nhau theo cách tương tự như việc có sự hiện diện của lực hấp dẫn từ một vật thể lớn nào đó. Kể từ phát hiện này, các nhà thiên văn học đã cố gắng tìm ra được nhiều bằng chứng chứng minh cho việc tồn tại hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời.
Tuy nhiên điều khiến chúng ta chưa thể khẳng định chắc chắn rằng hành tinh này hoàn toàn tồn tại chính là sự hiểu biết hạn chế của con người đối với Vành đai Kuiper.
Red Rectangle Nebula - Tinh vân hình chữ nhật màu đỏ
Tinh vân là một đám mây khí và bụi dường như lơ lửng trong không gian. Nhiều trong số chúng tồn tại trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Tinh vân hình chữ nhật đỏ cách Trái Đất khoảng 2.300 năm ánh sáng.
Đây là một tinh vân bảo vệ trong chòm sao Monoceros. Còn được gọi là HD 44179, tinh vân được phát hiện vào năm 1973 trong một chuyến bay tên lửa liên quan đến Khảo sát bầu trời hồng ngoại AFCRL có tên Hi Star. Các nhà khoa học không chắc tại sao nó lại có hình dạng như vậy, nhưng nhiều phòng đoán cho rằng do vòng bụi được tạo ra bởi sóng xung kích từ hai ngôi sao ở giữa. Tuy nhiên vì sao nó lại có màu đỏ thì cho tới nay vẫn chưa ai có thể giải thích được.
Sao chổi Elst – Pizarro
Sao chổi Elst – Pizarro là một thiên thể thể hiện các đặc điểm của cả tiểu hành tinh và sao chổi. Quỹ đạo của nó giữ nó trong vành đai tiểu hành tinh, tuy nhiên nó lại xuất hiện một đuôi bụi giống như sao chổi khi ở gần điểm cận nhật vào các năm 1996, 2001 và 2007.
Nó quay quanh vành đai tiểu hành tinh, nhưng nó có đuôi bụi giống sao chổi. Bởi vì nó là vật thể duy nhất được biết đến với cả hai đặc tính, các nhà thiên văn hy vọng sẽ giải quyết cuộc tranh luận một lần và mãi mãi bằng cách phóng tàu vũ trụ Castalia vào năm 2028.
Bong bóng không gian màu hồng
Mặc dù về mặt kỹ thuật những bong bóng không gian này không phải là một phần của Hệ Mặt Trời của chúng ta, nhưng chúng được cho là có ảnh hưởng đến nó. Bong bóng Fermi là hai mô hình không gian khổng lồ xuất hiện ở trên và dưới trung tâm của Dải Ngân hà. Những bong bóng này có thể được tạo ra bởi lỗ đen siêu lớn của Dải Ngân hà. Các bong bóng hình đồng hồ cát nhô ra từ Dải Ngân hà chủ yếu là những thứ thoát ra từ lỗ đen. Được NASA phát hiện vào năm 2015, chúng được cho là được tạo ra từ tia gamma và có thể cách chúng ta 50.000 năm ánh sáng.
Tham khảo: Zhihu; Astronomy Magazine; Sciencesensei