Phong cách sống

Sau khi kết hôn, hai vợ chồng có nên cùng nhau quản lý tài chính gia đình không?

Trước khi kết hôn, nhiều người chỉ cảm thấy tình yêu của mình với nửa kia quá lớn nên không tính đến vấn đề này, chỉ sau khi kết hôn mới phát hiện ra có nhiều mâu thuẫn. Có lần trên một group bàn luận của chị em có đăng một bài như vậy: Vợ yêu cầu chồng đưa tiền lương cho mình, nghe xong người chồng rất tức giận, nói vợ muốn quản lý tiền thì ly hôn. Người vợ rất buồn, lên mạng cầu cứu cư dân mạng, hỏi có muốn ly hôn không?

Một số người sẽ nghĩ rằng nếu đối phương không giao tiền cho mình thì có nghĩa là họ không yêu mình, và đó là lý do khiến hai người gặp rắc rối. Vì ngoài đời có rất nhiều mâu thuẫn do tiền bạc gây ra, nên giải quyết như thế nào? Dưới đây là một số kinh nghiệm để giúp bạn quản lý tốt hơn tài sản nhỏ của gia đình mình.

1. Tìm sự cân bằng thoải mái với nhau

Sau khi kết hôn, hai vợ chồng có nên cùng nhau quản lý tài chính gia đình không? - Ảnh 1.

Việc đối phương đưa tiền cho bạn không có nghĩa là họ yêu bạn. Thực tế thì ai cũng có cách sống và có ý kiến riêng, cần tôn trọng ý kiến của nhau và tìm sự cân bằng cho nhau thoải mái, không cần căng thẳng mới là điều tốt nhất.

Một số ông chồng thích cảm giác có tiền trong tay nhưng hàng tháng sẽ đưa tiền cho vợ để lo chuyện sinh hoạt, tiền vợ để dành thì có thể tiêu theo ý mình, chồng không can thiệp. Hai người tự quản lý tiền bạc và sống hạnh phúc. Điều đó vẫn rất tốt bởi không cần thiết phải tổn thương nhau vì tiền bạc. Suy cho cùng, tiền là công cụ để giúp bạn có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

2. Hai người giao một phần tiền vào quỹ chung và cùng nhau quản lý

Sau khi kết hôn, hai vợ chồng có nên cùng nhau quản lý tài chính gia đình không? - Ảnh 2.

Theo quan điểm của quản lý tài chính, sẽ tốt hơn nếu tiền của hai người có thể được gộp lại để quản lý. Xét cho cùng, quản lý tài chính cần có tiền gốc và càng nhiều tiền gốc thì thu nhập tài chính càng cao.

Tuy nhiên, hoàn cảnh của mỗi gia đình lại khác nhau, một số cặp vợ chồng không muốn giao việc quản lý tiền bạc cho một người. Lúc này có thể ngồi lại bàn bạc với nhau xem cần để bao nhiêu phần trăm lương mỗi tháng vào quỹ chung và cùng nhau quản lý.

Ví dụ, hai người bỏ 50% tiền lương vào cùng một thẻ ngân hàng mỗi tháng và số tiền trong thẻ này được dùng để đầu tư vào tài khoản ngân hàng tiết kiệm có lãi suất cao, quỹ trái phiếu, cổ phiếu,... 50% còn lại hai người thảo luận xem ai sẽ dùng nó để thanh toán tiền điện nước, tiền thuê nhà, tiền học của con và các khoản chi phí cố định khác và ai sẽ dùng nó để mua rau hoặc các nhu cầu thiết yếu hàng ngày...

3. Tìm người giỏi quản lý tiền bạc nhất để quản lý tài sản chung

Sau khi kết hôn, hai vợ chồng có nên cùng nhau quản lý tài chính gia đình không? - Ảnh 3.

Nếu vợ chồng bạn đang có số tiền chung để chi trả cho các khoản tiền cần thiết cho cuộc sống thì ai sẽ là người quản lý phần tiền này? Lúc này nhất định phải chọn người giỏi quản lý tiền bạc thì tài sản mới sinh sôi nảy nở nhanh chóng hơn. Điều này cũng được áp dụng với khoản tiền mang đi đầu tư và gửi tiết kiệm. Sẽ tốt hơn nếu cả hai có thể bàn bạc với nhau, cùng đưa ra quyết định và tìm ra phương pháp vừa ý nhau.

4. Cần ghi chép chi tiêu cụ thể

Sau khi kết hôn, hai vợ chồng có nên cùng nhau quản lý tài chính gia đình không? - Ảnh 4.

Trên thực tế, dù vợ chồng tự quản lý tiền bạc hay có một tài khoản chung thì điều quan trọng nhất vẫn là sự minh bạch tài chính để tránh gây hiểu lầm và cãi vã. Bằng cách ghi chép chi tiêu, vợ chồng bạn có thể biết rõ ràng hơn số tiền chi tiêu mỗi năm, số tiền có trong tài khoản, liệu chi tiêu có thể giảm, liệu có khả năng tăng thêm thu nhập hay không và liệu thu nhập đầu tư có đáp ứng được tiêu chuẩn,...

Nói đến việc ghi chép chi tiêu thì nhiều người sẽ thấy rườm rà, khi thống kê cũng rất phiền phức. Trên thực tế, vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng các app chi tiêu hiện đại được cài đặt trên điện thoại. Ứng dụng đã được phân loại sẵn từng hạng mục chi tiêu, bạn chỉ cần điền số trực tiếp vào là được, mỗi lần điền không mất một phút, rất phù hợp cho những người lười biếng.

Với việc ghi chép công khai và công bằng sẽ giúp làm giảm xung đột về việc ai sẽ quản lý tiền, vì với sổ cái này, cả hai có thể quản lý nó cùng nhau. Với một số mẹo quản lý tiền bạc và công cụ tốt, gia đình nhỏ của bạn sẽ ngày càng tốt hơn về mặt tài chính.

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

"Vua nhôm Trung Quốc" Liu Zhongtian vỡ nợ

Được biết đến là nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới, việc bành trướng quá mức đã khiến 'đế chế' nhôm Zhongwang của tỷ phú Liu Zhongtian phá sản.