Ở nhiều gia đình, khi cha mẹ còn sống, mối quan hệ giữa các thành viên tương đối hòa thuận. Nhưng khi cha mẹ lần lượt qua đời, nhiều đại gia đình rơi vào cảnh tan vỡ, sợi dây liên kết giữa anh chị em một nhà ngày càng lỏng lẻo và mong manh, có thể đứt đoạn bất cứ lúc nào.
Việc này không thể tránh và cũng không thể trách…
Tuy nhiên, có những dấu hiệu đáng tin cậy sẽ giúp đánh giá xem anh chị em có thể quay lưng với nhau hay không. Cụ thể là 3 điểm dưới đây:
Chênh lệch tư duy
Trong bất kỳ mối quan hệ nào, chìa khoá để biết mọi người có hoà hợp với nhau hay không phụ thuộc vào việc họ có chung quan điểm và giá trị sống hay không, tức là họ có thể đồng hành cùng nhau hay không.
Nếu là những người đồng hành, ngay cả khi có bất đồng quan điểm thì 2 bên vẫn có thể cùng nhau hàn gắn và tiến về phía trước. Nếu là những người có giá trị và logic khác nhau thì thì việc đồng hành sẽ dễ xảy ra xích mích không thể xoá nhoà.
Mối quan hệ anh chị em, người thân cũng không ngoại lệ. Để duy trì tình cảm, họ cần có sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, đảm bảo giao tiếp được trôi chảy.
Ví dụ thường gặp xảy ra mỗi dịp lễ Tết, khi đó chúng ta hay phải đối mặt với tình huống khó xử do họ hàng, người thân gây ra. Dù họ là cô dì chú bác, là anh chị em máu mủ ruột rà nhưng lại có thể có những màn giao tiếp sượng trân như “Thưởng Tết được bao nhiêu? Sao thấp thế?”, “Bao giờ lấy chồng? Định ở giá suốt đời à?”,...
Điều này phản ánh sự khác biệt về tư duy, quan điểm sống. Đối với kiểu họ hàng này, có cố gắng đến mấy cũng không thể hoà hợp được.
Mỗi người đều có những trải nghiệm và giá trị sống khác nhau. Nếu mọi người biết khoan dung, chấp nhận những khác biệt về giá trị của nhau thì có thể sống hòa thuận. Mặt khác, nếu một bên thiếu bao dung và tôn trọng người khác thì mối quan hệ sẽ khó duy trì.
Chênh lệch trình độ kinh tế
Có một hình ảnh rất rõ thấy là sự phát triển kinh tế của các địa phương/đất nước khác nhau thì mức sống/cách sống của người dân cũng có sự chênh lệch rõ rệt. Khi thu nhỏ hơn thành câu chuyện cá nhân, người có điều kiện kinh tế tốt hơn, học vấn cao hơn thường dễ bị người khác ghen tị. Cảm xúc này hoàn toàn có thể xuất hiện trong mối quan hệ anh chị em một nhà.
Cảm giác ghen tị này không thể chỉ dựa vào tình cảm gia đình mà có thể bị xóa bỏ.
Từng có bài viết khá viral trên MXH nói về chuyện này. Một gia đình nọ có 3 anh chị em, trong đó chỉ có một người được lên thành phố học đại học và kiếm được công việc tốt. Trong khi đó 2 người còn lại phải bươn chải đi làm từ sớm để giúp đỡ gia đình, bố mẹ. Đến tuổi trung niên, 2 người đó đã tích lũy rất nhiều bất mãn với người kia.
Đây là suy nghĩ xuất phát từ cảm giác bị đối xử bất công, phải trải qua nhiều khó khăn trong xã hội.
Nếu anh chị em có điều kiện và cơ hội phát triển giống nhau thì sẽ có mối quan hệ tốt với nhau hơn, có khả năng giúp đỡ nhau nhiều hơn. Ngược lại, mối quan hệ sẽ khó bền vững. Đây là tình huống phũ phàng nhưng là thực tế.
Chênh lệch trong tài sản thừa kế từ bố mẹ
Sau khi cha mẹ qua đời, nếu việc phân chia tài sản thừa kế không công bằng, chênh lệch một cách nghiêm trọng thì mối quan hệ giữa con cái sẽ sớm rạn nứt, đường ai nấy đi.
Kinh nghiệm xã hội khiến người ta nhận ra rằng kiếm tiền rất khó khăn nên đặc biệt coi trọng tài sản thừa kế từ cha mẹ. Bởi vì đây có thể là số tiền không nhỏ.
Trong cuộc sống, những người rộng lượng rất hiếm. Nếu cha mẹ phân chia tài sản một cách phiến diện, không đồng đều thì dù lý do có chính đáng đến mấy cũng dễ dẫn đến tranh chấp, bất hòa giữa con cái. Vì vậy gia đình, nhất là cha mẹ, không còn cách nào khác là phải chấp nhận thực tế và thực hiện các biện pháp để phòng tránh ngay từ đầu.
Hàng xóm của tôi - chú Hoàng có 4 người con nhưng chỉ có người con trai út là hiếu thảo, chăm sóc cha chu đáo. Trong những ngày tháng cuối đời của chú Hoàng, người này lo lắng từng li từng tí, từ giường bệnh đến chuyện hậu sự. Vì vậy trước khi qua đời, chú đã để căn nhà lại cho người con út. Tuy nhiên 3 người con còn lại không chấp nhận, không có mặt lúc cha cần chăm sóc nhưng vừa nói đến tài sản liền quay về tranh giành.
Những gì cha mẹ cho là công bằng có thể lại không công bằng trong mắt con cái. Sự khác biệt trong quan điểm giữa cha mẹ và con cái thường dẫn đến cách nhìn nhận khác nhau về sự công bằng. Trong mắt nhiều người, tiền bạc đã vượt qua tầm quan trọng của tình thân, trở thành thứ quý giá nhất. Vì vậy bất kỳ ai cũng phải chuẩn bị cho tình huống anh chị em ruột tranh giành tài sản sau khi cha mẹ qua đời.
Tóm lại, không nền quá đắm chìm vào tình cảm anh em mà cần giữ thái độ thực tế. Chỉ khi bạn chú trọng vào hiện thực mới có thể tồn tại trong cuộc sống này, quá phụ thuộc vào cảm xúc không phải là quyết định khôn ngoan.
(Nguồn: Baidu)