Tài chính

Sau 1 năm bết bát, đây là 5 lý do để nhà đầu tư tin tưởng chứng khoán sẽ khởi sắc trong năm 2023

Tổng cộng thị trường chứng khoán châu Á đã sụt giảm gần 5.000 tỷ USD vốn hóa trong năm ngoái. 2022 cũng là năm tồi tệ nhất kể từ 2008. Tuy nhiên, theo Bloomberg, có nhiều lý do để kỳ vọng chứng khoán châu Á sẽ hồi phục trong năm 2023.

Trung Quốc mở cửa hoàn toàn và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ là “chìa khóa” để chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương hồi phục. Gần đây một số tín hiệu tích cực đã nổi lên, ví dụ như Bắc Kinh dỡ bỏ chính sách Zero Covid và đồng USD rời khỏi đỉnh. Tuy nhiên, có lẽ các nhà đầu tư vẫn mong chờ nhiều hơn thế.

Đối với các thị trường mà ngành công nghệ đóng vai trò quan trọng như Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), chu kỳ đi xuống của thị trường chip sớm kết thúc là tín hiệu được theo dõi sát sao. Trong khi đó, các tác động từ chính sách của NHTW Nhật Bản sẽ lan tỏa ra toàn bộ khu vực.

“Mức định giá thấp và các yếu tố cơ bản tốt là những “đệm đỡ” sẽ giúp chứng khoán châu Á thích ứng tốt với các làn sóng biến động trong ngắn hạn”, Zhikai Chen, người đứng đầu bộ phận thị trường mới nổi tại BNP Paribas Asset Management nhận định.

Dưới đây là 5 yếu tố sẽ quyết định diễn biến của thị trường châu Á trong năm 2023.

Trung Quốc phục hồi trở lại

Nền kinh tế lớn nhất châu Á hồi phục sẽ là điều quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp châu Á gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi còn phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh tại Trung Quốc, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng cao sau khi mở cửa trở lại và kỳ nghỉ Tết đang đến gần. Chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bị gián đoạn một lần nữa.

Theo Amir Anvarzadeh, chiến lược gia tại Asymmetric Advisors, dịch bệnh “sẽ đè nặng lên sức tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ít nhất là trong 6 tháng đầu năm 2023”.

Kinh tế Trung Quốc phục hồi đồng nghĩa nhu cầu về nguyên vật liệu thô sẽ tăng lên và lạm phát cũng tăng, làm phức tạp thêm phương hướng điều chỉnh lãi suất của các NHTW.

Bên cạnh đó, triển vọng của thị trường bất động sản vẫn khá mờ mịt. Các cổ phiếu bất động sản vẫn đang ở mức đáy bất chấp Bắc Kinh đã tung ra nhiều chính sách hỗ trợ.

Sức mạnh của đồng USD

Năm 2022 đồng bạc xanh đã tăng giá mạnh và đè nặng lên TTCK châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế vay mượn bằng USD và nhập khẩu nhiều. Giảm 19% trong năm ngoái, tổng cộng giá trị thị trường của chứng khoán châu Á đã sụt giảm 5.000 tỷ USD.

Sau 1 năm bết bát, đây là 5 lý do để nhà đầu tư tin tưởng chứng khoán sẽ khởi sắc trong năm 2023 - Ảnh 1.

Áp lực này đang bắt đầu giảm xuống do dự báo Fed sẽ mềm mỏng hơn thay vì tăng lãi suất quá mạnh và quá nhanh như năm vừa qua. Kể từ tháng 9 đến nay, đồng USD đã liên tục giảm giá.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút gần 60 tỷ USD khỏi các thị trường chứng khoán mới nổi ở châu Á (ngoài Trung Quốc) trong năm 2022, mạnh nhất kể từ khi Bloomberg bắt đầu thống kê dữ liệu từ năm 2010. Đến năm nay họ sẽ trở lại.

Cổ phiếu của các công ty sản xuất chip giảm giá

Hàn Quốc và Đài Loan – quê nhà của các công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới như Samsung Electronics và TSMC – đã có 1 năm khó khăn vì nhu cầu về hàng điện tử suy giảm và chi phí đi vay tăng vọt khiến các cổ phiếu công nghệ lao đao.

Các nhà đầu tư đang theo dõi liệu lợi nhuận của ngành này đã chạm đáy hay chưa. Nhiều người dự báo sự khởi sắc sẽ đến vào nửa cuối năm 2023. Và thị trường chứng khoán đã nhanh chóng phản ứng với các nhận định lạc quan này.

Tuy nhiên, lệnh cấm của Mỹ nhằm ghìm cương tham vọng phát triển công nghệ của Trung Quốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của TSMC cũng như các nhà sản xuất chip khác ở châu Á. Mỹ đang cố gắng lôi kéo các quốc gia khác cùng tham gia chiến dịch.

Căng thẳng địa chính trị

Mặc dù có nhiều lý do để hi vọng về 1 năm mới tươi sáng hơn, các nhà đầu tư vẫn phải thận trọng khi mà có nhiều “đốm lửa” có thể thổi bùng căng thẳng địa chính trị.

Mối quan hệ Mỹ - Trung đã được cải thiện trong thời gian gần đây, nhưng những bất đồng về đảo Đài Loan vẫn khiến nhiều người lo ngại. Các chuyên gia phân tích nhận định rủi ro địa chính trị là một trong những nhân tố được phản ánh vào chỉ số MSCI China. Hiện khoảng cách giữa chỉ số này và chứng khoán thế giới đang ở mức cao hơn so với lịch sử.

NHTW Nhật Bản (BoJ) “diều hâu”

Tháng trước, BoJ đã bất ngờ tăng gấp đôi mức trần lợi suất trái phiếu, làm dấy lên dự đoán Nhật Bản sẽ theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh mẽ hơn. Đó là tin tốt đối với đồng yên nhưng lại là tin xấu đối với các công ty xuất khẩu, ví dụ như các công ty công nghệ và các nhà sản xuất ô tô.

BoJ “diều hâu” cũng tác động tiêu cực đến chỉ số MSCI châu Á. Hiện các cổ phiếu NHật Bản đang chiếm tỷ trọng lớn nhất, ở mức 32%.

Bất kỳ động thái nào đi xa hơn nữa của BoJ cũng sẽ tác động đến cả bên ngoài Nhật Bản, thậm chí là cả thế giới vì các nhà đầu tư Nhật (cả tổ chức và cá nhân) hiện là những người mua chính đối với nhiều loại tài sản quan trọng trên thế giới. Ngoài ra đồng yên là đồng tiền quan trọng trên thị trường tiền tệ toàn cầu.

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Dược Cửu Long vượt ngưỡng doanh thu 1.000 tỷ

Theo chia sẻ nhanh từ Ban điều hành, doanh thu thuần Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long (Dược Cửu Long, mã chứng khoán DCL) đạt 1.016 tỷ đồng, tương đương 144% so với cùng kỳ năm trước. Đây được coi là "quả ngọt"của Dược Cửu Long sau thời gian được chú trọng đầu tư và tái cấu trúc.

Làng sứ ngũ sắc cuối cùng

Vốn là báu vật hoàng cung và từng có giai đoạn phát triển mạnh mẽ, song giờ đây sứ ngũ sắc Thái Lan có nguy cơ thất truyền.