Doanh nghiệp

"Sân chơi" công bằng: Bệ phóng cho doanh nghiệp tư nhân

Công bằng trong tiếp cận các cơ hội phát triển

Mới đây, trong bài viết với tựa đề "Động lực mới cho phát triển kinh tế" sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa nhấn mạnh: Vấn đề quan trọng, cốt lõi nhất là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, với những thay đổi có tính bước ngoặt về tư duy, nhận thức, hành động... Tổng Bí thư yêu cầu khẩn trương thể chế hóa các quan điểm của Đảng thành pháp luật, nhiệm vụ đầu tiên là nghiên cứu xây dựng luật Phát triển kinh tế tư nhân và sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương nêu tại Nghị quyết 68. Trong đó, thiết lập hệ thống cạnh tranh công bằng, xác định rõ danh sách các hành vi tác động tiêu cực đến tiếp cận thị trường và phân biệt đối xử trong cạnh tranh thị trường đối với kinh tế tư nhân.

'Sân chơi' công bằng: Bệ phóng cho doanh nghiệp tư nhân - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia, cần khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư công lớn của Chính phủ. Trong ảnh là cao tốc Vân Phong - Nha Trang

ẢNH: BÁ DUY

Tôi tin rằng kỷ nguyên vươn mình bước sang thời kỳ mới của VN thì chắc chắn người vươn mình sẽ phải là các DN tư nhân.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Phân tích rõ hơn khái niệm hệ thống cạnh tranh công bằng, bình đẳng mà Tổng Bí thư nhiều lần nhấn mạnh, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hoàng Minh Hiếu (đoàn Nghệ An) cho rằng công bằng ở đây là công bằng trong tiếp cận cơ hội phát triển, đặc biệt là cơ hội kinh doanh, đầu tư, tiếp cận đất đai, vốn, tài nguyên, công nghệ và dữ liệu. Bình đẳng là việc không có sự phân biệt, không đặt ra những đặc quyền hay ưu tiên cho một loại hình doanh nghiệp (DN) nào.

Việc tạo một sân chơi công bằng, bình đẳng cho khu vực kinh tế tư nhân cần được thực hiện trên nhiều khía cạnh, đầu tiên là trong tiếp cận cơ hội đầu tư. Mọi DN, không phân biệt loại hình sở hữu, cần được tiếp cận thông tin về các dự án đầu tư công, các dự án lớn một cách minh bạch, công khai và bình đẳng. Quy trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu phải dựa trên năng lực thực tế, chất lượng dịch vụ, giải pháp công nghệ và giá cả cạnh tranh. Cần xóa bỏ mọi cơ chế "xin - cho", mọi hình thức can thiệp hành chính không chính đáng vào quá trình này.

Tương tự, đối với việc tiếp cận nguồn lực như đất đai, tài nguyên, vốn, lao động… cũng cần có cơ chế phân bổ, giao đất, cho thuê đất và khai thác tài nguyên một cách minh bạch, đảm bảo mọi DN có nhu cầu và đủ năng lực đều có cơ hội tiếp cận. Các DN tư nhân, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, cần được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng và các tổ chức tài chính. Đi kèm là các chính sách hỗ trợ, các chương trình bảo lãnh tín dụng hiệu quả, giảm bớt các thủ tục hành chính (TTHC) rườm rà, thiếu minh bạch trong khâu xét duyệt. Cần tạo ra một thị trường lao động cạnh tranh, lành mạnh, nơi các DN có thể bình đẳng trong việc tuyển dụng và thu hút nhân tài.

"Để tạo môi trường công bằng, bình đẳng đối với khối kinh tế tư nhân, tôi cho rằng cần phải định rõ vai trò của khối DN nhà nước, DN tư nhân trong quá trình phát triển KT-XH. Theo đó, DN nhà nước chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực thiết yếu, cần thiết, còn những lĩnh vực khác mà khối DN tư nhân có thể thực hiện được, thực hiện tốt thì nên mạnh dạn giao cho khối DN thuộc lĩnh vực tư nhân triển khai thực hiện", ĐBQH Hoàng Minh Hiếu kiến nghị.

'Sân chơi' công bằng: Bệ phóng cho doanh nghiệp tư nhân - Ảnh 2.

Cần khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư công lớn của Chính phủ

Ảnh sử dụng AI

PGS-TS Phạm Thế Anh (ĐH Kinh tế quốc dân) cũng nhấn mạnh để kinh tế tư nhân thực sự phát triển, các chính sách của nhà nước phải công bằng. Không chỉ là sự công bằng giữa kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân và DN FDI, trong từng khu vực kinh tế cũng phải có sự công bằng, không chỉ ưu đãi cho một số DN mà gây tác động xấu hay thiệt hại cho những DN khác. Đặc biệt trong thời gian tới, ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển khá nhiều. Việc cải cách hành lang pháp lý, tạo môi trường hấp dẫn cho DN tư nhân tham gia các dự án đầu tư công lớn của Chính phủ rất quan trọng để phát huy vai trò của khu vực kinh tế tư nhân.

"Hiện nay, các dự án đầu tư công lớn đang rất cần có sự tham gia của các DN tư nhân. Song để có sự tham gia, nhà nước phải có hành lang pháp lý, cam kết rõ ràng để DN không bị liên lụy, bị thiệt hại nghiêm trọng về nguồn lực và lòng tin chỉ vì một số cá nhân ra quyết định sai. Chính phủ cần tiếp tục lắng nghe nhiều hơn nữa nguyện vọng từ khối DN tư nhân, để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc họ đang gặp phải; tạo được niềm tin kinh doanh từ các chính sách đúng hướng và nhất quán, không thay đổi giữa chừng", PGS-TS Phạm Thế Anh lưu ý.

Bình đẳng cả trong môi trường kinh doanh và pháp lý

Theo PGS-TS Phạm Thế Anh, để thật sự có môi trường đầu tư tốt cho sự phát triển của khối DN tư nhân, việc đầu tiên cần làm là phải cải cách thể chế, thống nhất các luật. Hiện nay, VN có rất nhiều luật nhưng vẫn có nhiều mâu thuẫn, không chắc chắn về mặt pháp lý, từ đó có nhiều vấn đề dễ bị suy diễn có thể vi phạm hoặc không vi phạm. Điều này khiến các DN tư nhân dễ gặp rủi ro về pháp lý trong quá trình hoạt động. Nghị quyết 68 đã nêu rõ không hình sự hóa các quan hệ kinh tế nhưng đây chỉ là một phần trong cải cách thể chế. Các hoạt động của DN cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Việc cải cách, thay đổi hệ thống pháp luật phải làm rõ được vấn đề này.

'Sân chơi' công bằng: Bệ phóng cho doanh nghiệp tư nhân - Ảnh 3.

Kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng nhất đưa đất nước phát triển hùng cường

ẢNH: VG

Đây cũng là vấn đề được ĐBQH Hoàng Minh Hiếu lưu ý. Theo ông Hiếu, tính công bằng và bình đẳng còn phải được thể hiện trong môi trường kinh doanh và pháp lý. Mọi DN phải hoạt động trong một môi trường pháp lý ổn định, minh bạch, dễ dự đoán và được thực thi nghiêm minh. Cơ quan chức năng cần tiếp tục rà soát, cắt giảm các TTHC không cần thiết, giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho DN. Các quy định pháp luật cần được xây dựng dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh.

Đồng quan điểm, ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhận xét cải cách về thể chế là giải pháp mà các DN tư nhân mong chờ nhất. Những khó khăn về quy định kinh doanh, phiền hà TTHC, sự tốn kém về chi phí tuân thủ đang gây bất lợi cho DN tư nhân. TTHC phức tạp có thể khiến DN đối diện rủi ro cao hơn. Sự thay đổi đột ngột của nhiều quy định, áp dụng không nhất quán cũng tăng tính rủi ro cho môi trường kinh doanh. Cần phải thay đổi mạnh mẽ từ chất lượng ban hành chính sách đến thực thi chính sách. Thời gian qua, chúng ta thiên về tháo gỡ khó khăn, tháo gỡ rào cản, song điều này chưa đủ. Các chính sách thời gian tới cần mang tính bổ trợ, kiến tạo, thúc đẩy, tạo ra động lực mạnh mẽ cho DN tư nhân. Chính sách hỗ trợ DN tư nhân thời gian tới có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau. Cụ thể, phải tiếp tục cải cách TTHC mạnh mẽ như Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo, cắt giảm về điều kiện kinh doanh, chi phí tuân thủ. VN phải là một trong 3 nước của ASEAN đứng đầu về sự thuận lợi trong môi trường kinh doanh. Nhà nước cần rà soát các quy định pháp luật theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho DN tư nhân tham gia lĩnh vực và nhà nước có thể thoái lui trong một số lĩnh vực.

"Nếu có môi trường phát triển thuận lợi, DN VN hoàn toàn có thể vươn xa hơn nữa, cạnh tranh sòng phẳng với thế giới. Kinh tế tư nhân được xác định là lực lượng tiên phong góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, góp phần xây dựng một VN thịnh vượng, năng động và hội nhập. Để hiện thực hóa được tầm nhìn đầy khát vọng đó, yếu tố quan trọng nhất chính là cần tiếp tục có những cải cách đột phá về thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh để khối kinh tế tư nhân phát huy tối đa tiềm năng", ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Lực lượng DN Việt sẽ phát triển nhanh, mạnh, bền vững

Là người đồng hành cùng khối DN tư nhân VN suốt nhiều năm qua, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận năng lực của các DN tư nhân VN ngày càng vượt trội. Từng DN Việt đã mạnh lên trong các lĩnh vực cốt lõi của họ, rồi đầu tư dần sang các lĩnh vực khác. Riêng trong lĩnh vực cốt lõi, các DN lớn ngày càng chú trọng các yếu tố công nghệ, đổi mới sáng tạo để làm tốt hơn, giống cách mà các DN các nước đang làm.

'Sân chơi' công bằng: Bệ phóng cho doanh nghiệp tư nhân - Ảnh 4.

VN cần xây dựng nhiều tập đoàn lớn để tiến vào kỷ nguyên mới

ẢNH: VIC

Cùng với đó là sự liên kết, biết chọn đối tác để cùng nhau phát triển. Đó có thể là các DN lớn tương đương, cũng có thể là các DN quy mô nhỏ hơn. Điển hình như Vingroup, bắt đầu từ bất động sản nhưng sau khi tích lũy được vốn thì họ xây dựng trường học, bệnh viện, mở sang tiêu dùng, rồi đầu tư vào các dự án công nghệ. Trong đó, họ không chỉ đầu tư rất lớn mà còn mời những người dẫn dắt là người Việt có năng lực trí tuệ rất tốt, có kinh nghiệm làm trong môi trường công nghệ nước ngoài… Từ đó, tuyển dụng khá nhiều người Việt làm ở trong nước nhưng có năng lực công nghệ. Các tập đoàn khác cũng vậy, lần lượt đi vào công nghệ khác nhau phù hợp với ngành, với yêu cầu riêng của họ, đa dạng hóa các hoạt động. DN Việt cũng đã biết chọn những việc vừa đủ tầm quản lý để mở rộng quy mô, hoạt động, có quá trình tính toán thấu đáo để đảm bảo thành công.

Về quy mô, ngoài những DN của các vị tỉ phú, chúng ta còn có khoảng hơn 300 DN quy mô tương đối lớn cũng có định hướng phát triển dựa trên những nền tảng tốt về công nghệ, quản trị, nguồn nhân lực… Nhìn chung, lực lượng DN VN có độ sẵn sàng cao, ở nhiều lĩnh vực.

"Tôi tin rằng kỷ nguyên vươn mình bước sang thời kỳ mới của VN thì chắc chắn người vươn mình sẽ phải là các DN tư nhân. Các điều kiện hiện nay đang rất thuận lợi để DN VN vươn mình. Chỉ cần có một môi trường tốt, bộ máy chuyển động nhanh thì chắc chắn DN tư nhân VN có thể nhanh chóng phát triển mạnh mẽ trong vòng 5 năm tới", bà Phạm Chi Lan kỳ vọng.

ĐBQH Hoàng Minh Hiếu cũng nhìn nhận việc xây dựng một môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng, tăng tính cạnh tranh lành mạnh sẽ mở ra những cơ hội to lớn và mang lại những tác động đột phá cho lực lượng DN tư nhân VN. Sức cạnh tranh của DN tư nhân sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, qua đó cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Khi không còn bị trói buộc bởi những rào cản, các DN tư nhân sẽ có động lực mạnh hơn để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tối ưu hóa chi phí, từ đó tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh bình đẳng sẽ khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, khơi dậy tiềm năng và sự sáng tạo của các doanh nhân Việt. Họ sẽ mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực mới, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Sự lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân, với số lượng DN ngày càng tăng và quy mô ngày càng mở rộng, sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn, đóng góp ngày càng lớn vào GDP, tăng thu ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Chúng ta có truyền thống quật cường, lòng yêu nước nồng nàn, cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở chính trị - pháp lý chặt chẽ, toàn diện. Với khát vọng, ý chí, sự thống nhất đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, DN, doanh nhân và toàn dân trong thực hiện mục tiêu "ổn định, phát triển chất lượng cao, nâng cao đời sống mọi mặt của người dân", nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi nghị quyết, sớm đưa kinh tế tư nhân phát triển xứng tầm, thật sự trở thành động lực quan trọng nhất, trụ cột bảo đảm sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế quốc gia, hiện thực khát vọng xây dựng nước VN xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trích bài viết Động lực mới cho phát triển kinh tế của Tổng Bí thư Tô Lâm

Không thể có một nhóm giải pháp "cào bằng" cho tất cả

Ngoài việc được tạo một sân chơi bình đẳng, công bằng, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng cần xây dựng những nhóm hỗ trợ khác nhau cho những đối tượng khác nhau, không thể có một nhóm giải pháp "cào bằng" cho tất cả. Đơn cử, đối với các DN dẫn đầu, DN lớn thì cần có những nhóm chính sách riêng như: trao quyền, tăng quyền hạn. Có thể thực hiện qua cơ chế đặt hàng các DN lớn tại các công trình quan trọng của quốc gia, khuyến khích họ tham gia vào những dự án tầm cỡ… Riêng với nhóm DN nhỏ, siêu nhỏ, chúng ta có thể có những luật sư công do nhà nước trả tiền, những kế toán do nhà nước trả tiền, làm việc và cung cấp miễn phí dịch vụ cho DN. Những cách thức ấy là giải pháp đào tạo, hỗ trợ. Trong một số lĩnh vực quan trọng, ví dụ như xuất khẩu, nhà nước cần có những chương trình để hỗ trợ tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản VN…

Đã có dự thảo nghị quyết chính sách đặc biệt cho kinh tế tư nhân

Ngày 12.5, Bộ Tư pháp công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Các đề xuất tại dự thảo nhằm thể chế hóa một số chủ trương, đường lối của Đảng nêu tại Nghị quyết số 68. Một trong 5 chính sách lớn được đề cập, đó là cải thiện môi trường kinh doanh.

Dự thảo quy định phân định rõ giữa trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự; giữa trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự... Đối với sai phạm, vụ việc về dân sự, kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được chủ động khắc phục sai phạm, thiệt hại.

Đối với sai phạm đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo.

Về thực hiện thanh tra, kiểm tra, không được thanh tra, kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh quá 1 lần trong năm; xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa dựa trên các dữ liệu điện tử, giảm thanh tra, kiểm tra trực tiếp; miễn kiểm tra thực tế đối với các doanh nghiệp tuân thủ tốt quy định pháp luật.

Tuyến Phan

Các tin khác

Giá vàng bất ngờ tăng mạnh

Cuối chiều 13/5, giá vàng trong nước quay đầu tăng 1 triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 120,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên 119 triệu đồng/lượng.

1,2 triệu hồ sơ xin việc được nộp vào Tập đoàn năng lượng hạt nhân quốc gia và sự thật buồn tại xứ tỉ dân: Cha mẹ dồn tiền cho con ăn học, nhưng sau ra trường con cái khó xin việc

Phụ huynh bỏ bao công sức, tiền bạc và tài nguyên để đưa con vào đại học, nhưng sau khi tốt nghiệp, nhiều em lại không thể tìm được công việc mong muốn. Điều này cho thấy, việc chi một khoản lớn để học thêm, cho con vào đại học, cách nuôi "gà chọi học đường" này đã và đang mất dần giá trị hiệu quả.

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới vào sáng thứ Ba duy trì gần mức thấp nhất trong hơn một tuần qua, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm thời về việc dừng áp thuế qua lại, làm giảm nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn.

Mâu thuẫn 7 năm 7 tháng giữa Bill Gates và Elon Musk vẫn chưa chấm dứt, mọi chuyện bắt đầu từ AI khi 2 tầm nhìn lớn đối đầu nhau

Mẫu thuẫn giữa Bill Gates và Elon Musk kéo dài từ ngày 26/9/2017 đến hiện tại không chỉ là tranh cãi cá nhân mà còn phản ánh sự đối lập trong quan điểm về vai trò của tư nhân trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, từ trí tuệ nhân tạo đến viện trợ y tế và đầu tư công nghệ.

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Tại giải thưởng APAC Stevie Awards 2025, Techcombank được vinh danh Giải Vàng ở hạng mục “Sáng tạo tiếp thị đa kênh” (Innovation in Cross-Media Marketing) cùng 2 giải Bạc cho chiến dịch phát triển thương hiệu và đội ngũ marketing xuất sắc.

Bắp cải giúp ngăn ngừa những loại ung thư nào?

Bắp cải thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học nhờ tiềm năng ngăn ngừa ung thư. Loại cải này giàu các hợp chất hoạt tính sinh học cao, có tác dụng ngăn ngừa nhiều loại ung thư.

5 mẹo giúp kiểm soát cơn đau đầu khi đang làm việc

Gặp phải cơn đau đầu khi đang làm việc là điều không ai muốn. Tình trạng đau này dễ gây kiệt sức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất công việc và sức khỏe. Một số mẹo có thể giúp tạm thời làm dịu cơn đau.

Chứng khoán Mỹ, tiền Trung Quốc tăng mạnh sau tuyên bố tạm dừng áp thuế

Mỹ và Trung Quốc đồng ý tạm dừng áp thuế trong vòng 90 ngày và tiến hành cắt giảm thuế quan qua lại lên tới 115 điểm phần trăm. Ngay sau tuyên bố, thị trường chứng khoán, tỷ giá Nhân dân tệ và lợi suất trái phiếu đồng loạt khởi sắc, phản ánh kỳ vọng của giới đầu tư toàn cầu.