Tài chính

Samsung, Hyundai lao đao vì tài xế xe tải đình công tại Hàn Quốc

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy cuộc đình công kéo dài cả tuần tại Hàn Quốc đang ảnh hưởng đến sản xuất chip như thế nào. Các ngành công nghiệp Hàn Quốc đã thiệt hại hơn 1,2 tỷ USD do sản xuất đình trệ và các đơn hàng không được giao.

Theo Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), một công ty trong nước chuyên sản xuất cồn isopropyl (IPA) – vật liệu thô quan trọng để lau rửa các tấm wafer – gặp khó khăn khi chuyển hàng cho một công ty Trung Quốc, vốn là đối tác cung ứng wafer cho nhà máy Samsung tại Trung Quốc.

Trong thông báo, KITA cho biết khoảng 90 tấn – tương đương lượng đơn hàng trong 1 tuần – đã bị trì hoãn giao hàng. Samsung sản xuất chip NAND dùng để lưu trữ dữ liệu trong các trung tâm dữ liệu, smartphone và thiết bị công nghệ khác tại nhà máy ở Tây An.

Nhà máy Tây An của Samsung từng bị gián đoạn sản xuất vào đầu năm do các lệnh phong tỏa Covid-19, dẫn đến giá NAND tăng trên toàn cầu. “Gã khổng lồ” Hàn Quốc sở hữu hai dây chuyền sản xuất sản phẩm NAND tiên tiến, chiếm khoảng 43% công suất sản xuất chip NAND của hãng và 15% công suất thế giới, theo TrendForce.

Công đoàn tài xế xe tải tuyên bố sẽ tiếp tục đình công và lên án Bộ Giao thông vận tải, vì “không sẵn sàng đối thoại hay có khả năng giải quyết tình thế hiện tại”. Cuộc đình công nhằm phản đối giá xăng tăng mạnh và yêu cầu bảo đảm mức lương tối thiểu. 4 vòng đàm phán với chính phủ đã thất bại khi không tìm được tiếng nói chung.

Theo ước tính của chính phủ, khoảng 27%, tương đương 5.860 thành viên của tổ chức Công đoàn Tài xế xe tải, đã tham gia vào cuộc đình công tính đến trưa ngày 12/6. Các ngành chịu tổn thất nặng nhất là xe hơi, thép và xây dựng, phụ thuộc lớn vào tài xế xe tải để vận chuyển phụ tùng và vật liệu quan trọng.

Các công ty như Hyundai Motor phải tạm dừng hoạt động tại 4 nhà máy bên trong cơ sở Ulsan do chậm trễ trong nguồn cung linh kiện xe hơi. Thông thường, khoảng 11.000 xe tải chở linh kiện đến đây mỗi ngày. Tại lối vào nhà máy, các thành viên công đoàn đã chặn bất kỳ xe tải chở hàng nào ra vào, chỉ có một số xe tải của những người không thuộc công đoàn được thông qua.

Hiệp hội Công nghiệp Xe hơi Hàn Quốc cho rằng, cuộc đình công gia tăng gánh nặng cho người tiêu dùng khi hiện tại, mất tới 12 tới 18 tháng để giao được xe mới do khủng hoảng chip.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Lạm phát ở nhiều nước tăng kỷ lục

Do nhiều nguyên nhân, trong đó có giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm tăng cao, tỷ lệ lạm phát đang tăng mạnh ở nhiều nước khắp thế giới; tỷ lệ ở Mỹ cao nhất trong 40 năm qua. Tháng 4/2022, tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới (222,3%) được ghi nhận ở Venezuela.

Dự án sân bay Long Thành: Tìm đâu 700 lô đất tái định cư phát sinh?

Vướng mắc lớn nhất trong công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng để triển khai dự án Cảng hàng không (sân bay) quốc tế Long Thành là phải tìm hướng giải quyết bố trí cho khoảng 700 lô tái định cư tối thiểu (lô phụ, 80m2) phát sinh từ các trường hợp mua đất giấy tay, quy định về hộ phụ trong các gia đình.

Cuộc ‘đại phẫu’ của Propzy: Thay đổi mô hình kinh doanh, sa thải một nửa nhân sự và tạm thời đóng hết hệ thống trung tâm giao dịch

Trước đây, Propzy chỉ có 1 mô hình kinh doanh duy nhất – họ đứng trung gian giữa người mua và người bán; nhưng nay Propzy tách mô hình này ra làm 4. Vậy nên, starup này đã sa thải một nửa nhân sự và tạm thời đóng hết trung tâm giao dịch. Trong lần phỏng vấn của chúng tôi với CEO của Propzy vào 1/2021, lúc đó họ có 700 nhân sự và 30 trung tâm giao dịch.

USD cao nhất 20 năm, Bitcoin rơi tiếp về gần 20.000 USD

USD tăng mạnh trong phiên 14/6, lập kỷ lục cao mới chưa từng có trong vòng 2 thập kỷ khi các nhà giao dịch chuẩn bị cho việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuần này sẽ tăng lãi suất trong nỗ lực kiềm chế lạm phát.