Xã hội

Lạm phát ở nhiều nước tăng kỷ lục


Theo phân tích của Deutsche Bank (Đức) về lạm phát ở 111 nước, tỷ lệ lạm phát trung bình trong 12 tháng qua (từ tháng 6/2021 - 5/2022) là 7,8%, tăng hơn gấp đôi so với một năm trước đó (3%), chủ yếu do giá nhiên liệu và lương thực, thực phẩm tăng vọt.

Tháng 5/2022, tỷ lệ lạm phát ở các nước Tây Âu và Mỹ là gần như tương đương (8,8% ở Hà Lan, 7,9% ở Đức, 8,6% ở Mỹ…). Lạm phát thấp hơn ở Pháp (5,8%), nhưng cao tới 20% ở các nước vùng Baltic, theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

Giá năng lượng cao ngất do chiến sự Nga-Ukraine là nguyên nhân chính gây lạm phát cao ở Mỹ và châu Âu. Giá năng lượng ở Mỹ hiện nay tăng 35% so với năm ngoái, theo Cục Thống kê Lao động. Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ trong tháng 5/2022 là 8,6%, mức cao nhất kể từ tháng 12/1981.

Trong khi nhiều nước trên thế giới đối mặt tỷ lệ lạm phát cao, các nền kinh tế lớn ở châu Á ghi nhận tỷ lệ thấp hơn nhiều (2,1% ở Trung Quốc, 2,5% ở Nhật Bản…). Theo Wall Street Journal, lạm phát thấp ở Trung Quốc một phần là do Bắc Kinh chỉ đưa ra các gói kích thích kinh tế tương đối nhỏ trong đại dịch COVID-19, kiểm soát giá chặt và nhu cầu tiêu dùng yếu.

Trong khi đó, Hàn Quốc đối diện mức tăng lạm phát cao nhất trong 14 năm qua - lên 5,4% trong tháng 5/2022, Financial Times đưa tin. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cuối tuần qua cảnh báo rằng, kinh tế nước này phải đối mặt một “cơn bão nhiệt đới” đang tới gần.

Trong khi nhiều nước, bao gồm Hàn Quốc, nâng lãi suất huy động để kiềm chế lạm phát, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan kiên quyết cắt giảm lãi suất. Tỷ lệ lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ hiện ở mức 74%, cao nhất trong số các nước G20. Mức cao tiếp theo (58%) được ghi nhận ở Argentina - nước đang phải in thêm tiền để giúp chống thâm hụt ngân sách, theo Axios.

Một số nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ Latin và châu Phi cũng đang có mức lạm phát hai con số, trong khi một số nước đối mặt mức lạm phát ba con số. Tháng 4/2022, lạm phát lên tới 222,3% ở Venezuela, 220,7% ở Sudan…, CNBCTV18 đưa tin.

Theo Ngân hàng Thế giới, giá lương thực, thực phẩm đang ở mức cao kỷ lục, tăng mạnh từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2/2022. Giá năng lượng và lương thực, thực phẩm tăng cùng lúc khiến nhiều nước đang phát triển “dính đòn hiểm”.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Cuộc ‘đại phẫu’ của Propzy: Thay đổi mô hình kinh doanh, sa thải một nửa nhân sự và tạm thời đóng hết hệ thống trung tâm giao dịch

Trước đây, Propzy chỉ có 1 mô hình kinh doanh duy nhất – họ đứng trung gian giữa người mua và người bán; nhưng nay Propzy tách mô hình này ra làm 4. Vậy nên, starup này đã sa thải một nửa nhân sự và tạm thời đóng hết trung tâm giao dịch. Trong lần phỏng vấn của chúng tôi với CEO của Propzy vào 1/2021, lúc đó họ có 700 nhân sự và 30 trung tâm giao dịch.

USD cao nhất 20 năm, Bitcoin rơi tiếp về gần 20.000 USD

USD tăng mạnh trong phiên 14/6, lập kỷ lục cao mới chưa từng có trong vòng 2 thập kỷ khi các nhà giao dịch chuẩn bị cho việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuần này sẽ tăng lãi suất trong nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Đất nền khan hiếm, lại trông chờ những cuộc đấu giá?

Nguồn cung bất động sản ở tất cả các phân khúc trên thị trường đều đang trong tình trạng khan hiếm. Trong đó, nguồn cung đất nền thời gian qua phần lớn không nằm ở các dự án của các chủ đầu tư mà chủ yếu ở các dự án đấu giá của địa phương và dự án tự phát của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Khan hiếm nguồn cung đất nền, trông chờ vào những cuộc đấu giá?

Nguồn cung bất động sản ở tất cả các phân khúc trên thị trường đều đang trong tình trạng khan hiếm. Trong đó, nguồn cung đất nền thời gian qua phần lớn không nằm ở các dự án của các chủ đầu tư mà chủ yếu ở các dự án đấu giá của địa phương và dự án tự phát của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Chứng khoán Kenanga: Nhóm chủ mới bắt đầu hành động

Kế hoạch tăng vốn của Chứng khoán Kenanga Việt Nam nhằm đáp ứng mức vốn tối thiểu để kinh doanh các nghiệp vụ môi giới và đầu tư chứng khoán, đồng thời cũng là dấu ấn của nhóm chủ mới tại đây.