Kỹ năng sống

Sai lầm thường gặp trong nuôi dạy con

Theo Tiến sĩ tâm lý học Tô Nhi A - giảng viên đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM (UEF), nuôi dạy con là kỹ năng không đơn giản, đòi hỏi phụ huynh phải liên tục cập nhật, học hỏi nếu muốn hái "trái ngọt".

Một trong những sai lầm phổ biến của cha mẹ là áp dụng máy móc đúc kết, lời răn dạy của người xưa. Điển hình là quan điểm "thương cho roi cho vọt", không ít trường hợp lạm dụng bạo lực với suy nghĩ uốn nắn trẻ nên người. Theo tiến sĩ, roi vọt đôi khi không chỉ là đòn đau thể xác, mà còn ở lời nói hay áp lực tâm lý.

"Dù vô tình hay cố ý, ngôn từ nặng nề, có tính sát thương đều dẫn đến vết sẹo tâm lý, gây ám ảnh dài lâu", tiến sĩ lý giải.

Bạo lực không phải là giải pháp hiệu quả trong nuôi dạy trẻ. Ảnh: Shutterstock

Bạo lực không phải là giải pháp hiệu quả trong nuôi dạy trẻ. Ảnh: Shutterstock

Một quan niệm khác cũng hay bị hiểu sai là "hy sinh đời bố, củng cố đời con". Tiến sĩ Tô Nhi A cho rằng khi sự hy sinh trở nên thái quá, biến thành tận hiến, phục vụ, trẻ nghiễm nhiên được nuông chiều, bảo bọc quá mức. Nếu cha mẹ cứ đứng ra làm thay con mọi việc, trẻ sẽ ỷ lại, thiếu tính độc lập, bị tước đi cơ hội trải nghiệm hay va chạm để trưởng thành.

Ngược lại, áp đặt trẻ làm mọi việc theo ý mình cũng là lỗi sai cơ bản trong nuôi dạy con. Tiến sĩ phân tích thương con là vì con, tôn trọng trẻ để thừa nhận và chấp nhận các đặc điểm ở trẻ. Trên cơ sở của sự giao tiếp công bằng, phụ huynh sẽ phát hiện ra mong muốn, khả năng, nỗi sợ của con là gì.

"Khi đặt lên vai trẻ ước mơ dang dở của cha mẹ mà không nhìn nhận xem chúng có thích hợp hay không, đồng nghĩa với việc phụ huynh đang 'ích kỷ vì bắt con dùng cuộc đời cho mong muốn của người khác, thay vì chính chúng", chuyên gia nói thêm.

Một khía cạnh quan trọng trong quá trình giáo dục con nên người là khen thưởng và kỷ luật. Thực tế, không ít cha mẹ Việt chưa có phương pháp thưởng, phạt hiệu quả, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tâm lý trẻ lẫn mối quan hệ giữa con với cha mẹ.

Lời khen đi kèm nhiều hệ quả nếu mang tính chung chung, vô thưởng vô phạt. Theo tiến sĩ, phụ huynh rõ ràng, cụ thể và dùng từ ngữ chân thực như: "hôm nay con viết chữ ngay ngắn hơn ngày qua", "con xếp chén bát gọn gàng hơn hôm trước".

Cha mẹ cũng cần chú ý tách bạch giữa khen và thưởng. Khi lời khen nào cũng đi đôi với thưởng, trẻ dễ có xu hướng "nếu không được món kia, mình không cần làm", thay vì hiểu đây là điều nên thực hiện vì tốt cho bản thân.

Tiến sĩ Tô Nhi A nhấn mạnh: "Thưởng phải thực sự thỏa đáng với nỗ lực của trẻ. Có nhiều kỹ năng cơ bản cần khen nhưng không nhất thiết phải thưởng, ví dụ như lễ phép, đúng giờ, vệ sinh...".

Cha mẹ nên cho trẻ có cơ hội giải trình lỗi lầm, sửa sai. Ảnh: Shutterstock

Cha mẹ nên cho trẻ có cơ hội giải trình lỗi lầm, sửa sai. Ảnh: Shutterstock

Tương tự, kỷ luật đúng cách cũng cần rõ ràng. "Một thói quen rất hay gặp là cha mẹ chỉ đưa ra lỗi và kết luận chung chung như: 'con sai rồi, bây giờ con bị phạt'. Nhưng con đã sai như thế nào và lỗi này con đã được thông báo trước đó chưa?", bà Tô Nhi A cho hay.

Đồng thời, cha mẹ nên chủ động "phòng bệnh hơn chữa bệnh" bằng cách hình dung trước những tình huống trẻ phạm lỗi ngay khi con chưa vấp để đôi bên cùng thảo luận và có nhận thức tốt hơn. Nên cho trẻ cơ hội giải trình lỗi lầm, bởi nếu không cảm thấy an toàn để nói ra, bé có thể sa lầy vào tính xấu khác là nói dối hoặc chối bỏ trách nhiệm.

"Kỷ luật đúng là khi con nhìn rõ mình sai ở đâu, biết làm gì để sửa sai. Ngoài ra, trong quá trình nhận ra lỗi sai và khắc phục, trẻ không bị tấn công thể chất hay có những nỗi sợ hãi về mặt tinh thần kéo dài", Tiến sĩ Tô Nhi A nói.

Khen khi bé làm tốt là cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng kèm treo thưởng. Ảnh: Walls

Khen khi bé làm tốt là cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng kèm treo thưởng. Ảnh: Wall's

"Thương con cho đúng, phạt con cho trúng" cũng là nghệ thuật, đòi hỏi cha mẹ dành nhiều thời gian bên con, thấu hiểu và trò chuyện cùng bé. Hiểu tâm tư của phụ huynh, nhân tháng "Hành động vì trẻ em" và Ngày gia đình Việt Nam 28/6, Wall's, OMO và Lifebuoy - thuộc công ty Unilever Việt Nam - chung tay tổ chức chiến dịch "Gieo yêu thương, ươm mầm hạnh phúc".

Với sự hỗ trợ của Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và các chuyên gia tâm lý nổi tiếng, ban tổ chức mong muốn giúp phụ huynh cái nhìn đúng đắn về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho con.

Theo đó, ba nhãn hàng thực hiện từ điển mini "Ươm mầm hạnh phúc", mô phỏng các tình huống phụ huynh cư xử chưa khéo léo phổ biến và gợi ý cách giải quyết. Ban tổ chức còn thực hiện series podcast, chuyên gia tâm lý sẽ chia sẻ về vấn đề sức khỏe tinh thần ở trẻ và cách thực hành giúp cha mẹ nuôi dạy con hạnh phúc.

Ba nhãn hàng còn phối hợp cùng VTV3 phát sóng tập "Nuôi dưỡng một đứa trẻ hạnh phúc" trên chương trình Vui sống mỗi ngày, vợ chồng diễn viên Tú Vi - Văn Anh là khách mời. Qua chiến dịch, hơn 6.000 phần quà thiết thực được trao đến trẻ khó khăn khắp cả nước.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm