Tài chính

Sắc đỏ lan rộng trên bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý II: Có hai ngân hàng giảm hơn 90% lợi nhuận

Có những ngân hàng sụt giảm 90% lợi nhuận trong quý II

Vào cuối tháng 7, đã có 27 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý II với bức tranh kinh doanh không còn khả quan như trong các năm trước. Đã có 14 nhà băng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm trong quý II với nhiều ngân hàng có mức sụt giảm hai chữ số, thậm chí chưa bằng 1/10 so với cùng kỳ năm trước.Tổng lợi nhuận của 27 nhà băng này đạt 61,867 tỷ đồng, giảm 2,6% so với cùng kỳ. 

Mức sụt giảm sâu nhất thuộc về ABBank với lợi nhuận trước thuế 67 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoáithu về gần 1.100 tỷ đồng, tương đương giảm gần 94%. Hai nguyên nhân khiến lợi nhuận ngân hàng giảm là: lợi nhuận thuần của ngân hàng giảm gần 40% trong khi chi phí dự phòng rủi ro lại tăng gấp 4 lần (tăng 524 tỷ đồng).

Ngoài ABBank, ABBank, Eximbank và LPBank cũng ghi nhận mức sụt giảm mạnh lợi nhuận từ 51% đến 92% so với cùng kỳ năm trước. 

Sự sụt giảm lợi nhuận từ các mảng kinh doanh chính và tăng chi phí dự phòng rủi ro là những nguyên nhân chính khiến lãi trước thuế các ngân hàng giảm mạnh. Theo lý giải từ các ngân hàng, bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế cùng với tác động lớn từ thị trường quốc tế đã khiến cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ảm đạm. Nhu cầu tín dụng thấp khiến tăng trưởng cho vay khách hàng ở mức thấp nhất trong nhiều năm.

Techcombank, quán quân lợi nhuận của nhóm cổ phần trong năm 2022, cũng đã tụt lại vị trí số 5 về lợi nhuận với 5.600 tỷ đồng trong quý II, giảm 22,8% so với cùng kỳ năm trước, đây cũng là quý thứ ba liên tiếp ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ. 

Lợi nhuận trước thuế quý II của VPBank cũng giảm chỉ còn hơn 2.600 tỷ đồng so với 4.100 tỷ đồng cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu do thu nhập lãi thuần đi xuống và chi phí dự phòng rủi ro tăng.

 

Xu hướng phân hóa trong quý II được thể hiện rõ nét khi lợi nhuận các ngân hàng như Sacombank, OCB, Nam A Bank vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ. Nhóm Big4 vẫn ghi nhận tăng trưởng ổn định, Vietcombank tiếp tục nắm vị trí quán quân với lợi nhuận vượt xa hai Big4 khác là BIDV và VietinBank.

Chi phí dự phòng, từng là nhân tố khiến lợi nhuận nhiều ngân hàng sụt giảm, thì tại Sacombank đó lại là yếu tố khiến lợi nhuận tăng trưởng cao nhất trong quý II. Dù lợi nhuận thuần từ HĐKD giảm nhẹ, nhưng do cắt giảm tới 45,8% chi phí dự phòng rủi ro, Sacombank ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tới 81,1%.

(Ảnh: BCTC quý II của Sacombank).

Lợi nhuận ngân hàng giảm tốc

Kết quả lợi nhuận ngân hàng trong quý II/2023 đã được các chuyên gia, nhà phân tích dự báo trước.  Công ty Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho rằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cả năm nay của ngành ngân hàng sẽ chỉ còn khoảng 10%.

Các chuyên gia từ VCBS dự đoán rằng lợi nhuận một số ngân hàng thuộc nhóm quy mô nhỏ tiếp tục giảm tốc, thậm chí tăng trưởng âm trong 2024 khi thị trường bất động sản và tình hình vĩ mô xấu đi, khiến tín dụng tăng trưởng chậm lại, khả năng trả nợ của khách hàng khó hồi phục cũng như các thông tư, chính sách hết hiệu lực. 

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, nhiều ngân hàng đặt kế hoạch kinh doanh khá khiêm tốn so với năm trước. Các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như Techcombank, VPBank, MB, SHB, ACB đều đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận ở mức dưới 20%.

NIM toàn ngành ngân hàng đã sụt giảm mạnh trong quý I/2023 (Ảnh: VNDirect). 

Những thách thức của ngành nhân hàng đến từ tốc độ tăng trưởng tín dụng đi xuống, thu nhập lãi thuần (NIM), tiền gửi không kỳ hạn (CASA) chưa thể phục hồi nhanh chóng, thu nhập ngoài lãi giảm và chất lượng tài sản xấu đi. 

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 6/2023, dư nợ nền kinh tế đạt hơn 12,4 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so 2022 trong khi cùng kỳ năm trước tăng hơn 8,5%. Mặc dù NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, nhiều công ty chứng khoán dự báo mức tăng trưởng tín dụng của năm 2023 sẽ thấp hơn năm trước, dao động từ 11% đến 13%.

NIM và CASA của toàn hệ thống ngân hàng đều đang có xu hướng đi xuống và có thể cần thêm thời gian để phục hồi.

Giám đốc Tài chính Alexandre Macaire của Techcombank đã nhấn mạnh rằng rằng "không nhìn thấy NIM trở lại mức bình thường trong năm nay". Về tiền gửi không kỳ hạn, CEO Jens Lottner cho rằng tỷ lệ CASA đã chạm đáy và có thể phục hồi khi nền kinh tế chuyển biến tích cực. 

Tuy nhiên, rủi ro nợ xấu vẫn tiếp tục tạo áp lực, buộc các nhà băng tăng trích lập dự phòng, làm xói mòn lợi nhuận. Gần như mọi nhà băng đều ghi nhận số dư nợ xấu tăng nhanh trong quý II, kéo theo chi phí dự phòng đi lên. Một số, chẳng như Sacombank đã ghi nhận nợ xấu tăng tới hơn 91% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, cũng sẽ có một số yếu tố hỗ trợ lợi nhuận ngân hàng, chẳng hạn như việc NHNN nới room tín dụng hay lãi suất giảm thúc đẩy hoạt động kinh tế.

Kết quả khảo sát từ NHNN mới đây cho thấy các TCTD dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng diễn biến khả quan trong quý III/2023, nhưng với tốc độ chậm lại so với 2022. Nhu cầu vay vốn được kỳ vọng sẽ "tăng" nhanh hơn nhu cầu gửi tiền.

Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng 4,4% trong quý III/2023 và tăng 12,5% trong năm 2023, điều chỉnh giảm 0,6 điểm % so với mức dự báo 13,7% tại kỳ điều tra trước. 

Theo đánh giá của các TCTD, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng có biểu hiện “tăng nhẹ” trong quý II/2023 nhưng được kỳ vọng giảm trong quý III/2023.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm