Công nghệ

Rủi ro khi startup có quá nhiều tiền

Trong sự kiện Scale-Up Forum do Endeavor Việt Nam tổ chức cuối tuần trước, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom, kể lại câu chuyện năm cách đây 12 năm, khi FPT lần đầu lên sàn chứng khoán (IPO) và những bài học ông rút ra từ việc công ty khởi nghiệp đột nhiên có quá nhiều tiền.

"Gần 20 năm làm ở FPT, tôi khẳng định công ty chưa bao giờ cần tiền. Nhưng giai đoạn 2006, chúng tôi quyết định IPO vì nhận ra muốn thành công hơn nữa, muốn sánh ngang với những tên tuổi lớn, chúng tôi phải gọi vốn, phải lên sàn chứng khoán. Ngày 13/12/2006, FPT lên sàn, sau một đêm, công ty có hơn 150 triệu phú USD", ông Tiến kể. Ngay sau đó, cả công ty mắc một bệnh mà nhiều startup Việt bây cũng gặp phải đó là "đột kim" - bỗng nhiên có quá nhiều tiền và không biết dùng vào việc gì.

Các diễn giả trong sự kiện Scale-Up Forum diễn ra tại TP HCM vào ngày 14/4. Ảnh: Endeavor Vietnam

Các diễn giả trong sự kiện Scale-Up Forum diễn ra tại TP HCM vào ngày 14/4. Ảnh: Endeavor Vietnam

Ông Tiến cho rằng điều này khiến startup có thể đối mặt với hai rủi ro lớn. Thứ nhất là nghĩ mình rất giàu và giỏi, đem tiền đi đầu tư khắp nơi, sau đấy thất bại. Thứ hai là vì đột nhiên có nhiều tiền, một số người trong tổ chức quyết định nghỉ ngơi, không làm việc nữa.

"FPT khi đó gặp cả hai trường hợp này. Chúng tôi đi đầu tư khắp các lĩnh vực từ ngân hàng đến bất động sản nhưng thất bại, quay về công nghệ lại thành công. Trong số hơn 150 triệu phú USD, gần 100 người quyết định nghỉ việc vì chỉ cần nhận cổ tức hàng năm đã cao hơn tiền lương, không cần đi làm nữa. Đây là điều rất nguy hiểm với startup khi gọi vốn, lên sàn chứng khoán", ông lưu ý.

Còn theo ông Lương Duy Hoài, CEO Scommerce, gọi vốn là hành trình thần kỳ với startup, nhưng nó có hai mặt. Mặt tích cực là doanh nghiệp có tiền, nổi tiếng hơn, mở rộng hoạt động... Ngược lại, họ không biết tập trung vào cái gì, dùng số tiền như thế nào. Nhiều nhân sự bị đặt sai vị trí và nhiều bài học phải trả từ việc gọi vốn thành công.

Ở góc độ một startup không đi theo con đường gọi vốn, ông Phan Thế Dũng, CEO Rikkeisoft, cho rằng một lý do khiến công ty phát triển từ 100 người lên 1.000 người trong vòng bốn năm nhưng vẫn không thực hiện gọi vốn bên ngoài là do lo ngại các quỹ đầu tư không thật sự hiểu và chia sẻ tầm nhìn với mình.

"Công nghệ có quá nhiều cái mới, ví dụ mình muốn đầu tư blockchain, nhưng có thể quỹ đầu tư không thích, khiến mình không được làm. Không phải nhà đầu tư nào cũng am hiểu về ngành. Hơn nữa, chúng tôi cũng chưa nghĩ đến việc cần số tiền lớn như thế để làm gì. Lợi nhuận công ty tích lũy hàng năm không nhiều nhưng vẫn đủ vận hành, phát triển theo kế hoạch", ông Dũng nói.

Tuy nhiên ông cũng thừa nhận, việc không gọi vốn từ bên ngoài cũng khiến tổ chức đối mặt không ít khó khăn. "Khi công ty phát triển đủ lớn, số lượng nhân viên đông, doanh thu trên đầu người có thể thấp đi. Nguồn lực không đủ gồng gánh tất cả, doanh nghiệp khi đó phải lựa chọn. Có giai đoạn chúng tôi phải giải tán đội làm sản phẩm để tập trung cho gia công phần mềm", CEO Rikkeisoift kể.

Theo ông Lương Duy Hoài, bài học rút ra với các startup là không nên gọi vốn khi chưa biết dùng tiền ra sao. "Cứ gọi vốn đi, có tiền rồi tính tiếp là tư duy sai ngay từ đầu. Startup phải cân nhắc kỹ cần tiền để làm gì, dùng vào việc gì, nếu không sẽ đối mặt với nhiều hậu quả từ việc đột nhiên có quá nhiều tiền", ông nhấn mạnh.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

[Tuổi 30, tôi có 1 căn nhà] 9x liều lĩnh mua nhà dù trong tay chỉ có 200 triệu, chấp nhận trả góp ngân hàng để có tổ ấm riêng: "Cứ mãi thuê nhà thì sau 20, 30 năm mình có gì trong tay?"

Sở hữu 1 căn nhà của riêng mình đang là ước mơ của nhiều người. Tuy nhiên, để có thể sở hữu tài sản lớn như vậy, có lẽ bạn cần tích cóp cả đời. Nhiều người trẻ đã có lựa chọn khác. Thay vì chờ đợi tích lũy đủ tiền mới mua nhà, họ sử dụng đòn bẩy và các nguồn hỗ trợ khác như người thân, ngân hàng để sớm sở hữu tổ ấm của riêng mình.

Chật vật với kế hoạch tách rời Nga chưa xong, châu Âu lại ôm "nỗi đau đầu" mới vì phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc

Trong khi EU đang nỗ lực cắt giảm nguồn cung khí đốt từ Nga, thì khối này lại phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc với kim loại công nghiệp và đất hiếm. Đây là những loại nguyên liệu cần thiết để vận hành tuabin gió, sản xuất xe điện, pin mặt trời và chất bán dẫn.

USD giảm nhẹ, rúp Nga tăng mạnh, vàng tăng, Bitcoin đi ngang

USD giảm nhẹ so với yen Nhật trong phiên vừa qua, nhưng vẫn gần sát mức cao nhất 20 năm so với đồng tiền này do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) kiên quyết bảo vệ chính sách lãi suất cực thấp của mình, tạo ra sự tương phản rõ rệt với chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).