Kinh doanh

Quy mô kinh tế của Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam trước sáp nhập

Tóm tắt:
  • Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định sẽ sáp nhập thành tỉnh Ninh Bình, với trung tâm chính trị tại Ninh Bình hiện nay.
  • GRDP năm 2024 của Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam lần lượt đạt 56.808,9 tỷ, 61.222 tỷ và 56.116,6 tỷ đồng.
  • Tỉnh Nam Định có tỷ trọng công nghiệp lớn nhất, trong khi Ninh Bình có tỷ trọng dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GRDP.
  • GRDP bình quân đầu người năm 2024 của Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định lần lượt là 109,8 triệu, 96 triệu và 59,83 triệu đồng.
  • Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 của Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định lần lượt đạt 9.580 triệu, 3.379,8 triệu và 4.775 triệu USD.

Cả 3 địa phương này đều thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, với thế mạnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Theo số liệu của các địa phương, năm 2024, GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của tỉnh Ninh Bình đạt 56.808,9 tỷ đồng, Nam Định đạt 61.222 tỷ đồng và Hà Nam đạt 56.116,6 tỷ đồng.

Với con số này, Nam Định đứng thứ 32, Ninh Bình đứng thứ 36 và Hà Nam đứng thứ 52 cả nước về GRDP.

Quy mô GRDP năm 2024 của 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam.

Quy mô GRDP năm 2024 của 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam.

Theo số liệu cơ cấu GRDP năm 2024, công nghiệp và xây dựng đều chiếm tỷ trọng lớn nhất ở tỉnh Nam Định (43,5%) và Hà Nam (64,9%). Trong khi đó, với tỉnh Ninh Bình thì dịch vụ lại chiếm tỷ trọng lớn nhất là 41,1%.

Quy mô kinh tế của Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam trước sáp nhập - 2
Quy mô kinh tế của Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam trước sáp nhập - 3
Quy mô kinh tế của Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam trước sáp nhập - 4

Về GRDP bình quân đầu người năm 2024, tỉnh Hà Nam đạt 109,8 triệu đồng/người, thấp hơn 4,1 triệu đồng so với mức 114 triệu đồng bình quân của cả nước.

Tiếp theo là Ninh Bình đạt 96 triệu đồng/người, thấp hơn 18 triệu đồng so với GRDP bình quân đầu người của cả nước.

Quy mô kinh tế của Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam trước sáp nhập - 5

GRDP bình quân đầu người của tỉnh Nam Định thấp nhấp trong nhóm 3 tỉnh, với mức 59,83 triệu đồng/người, thấp hơn 54,17 triệu đồng so với mức GRDP bình quân của cả nước. Tuy nhiên, con số này đã tăng 14,35% so với năm 2023.

Quy mô kinh tế của Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam trước sáp nhập - 6

Năm 2024, tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình ước đạt 34.191,2 tỷ đồng. Trong đó, vốn Nhà nước đạt 7.546,9 tỷ đồng; vốn ngoài Nhà nước đạt 24.778,9 tỷ đồng; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.865,4 tỷ đồng.

Tại tỉnh Nam Định, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn năm 2024 ước đạt 62.420 tỷ đồng. Trong đó, vốn Nhà nước đạt 13.736 tỷ đồng, vốn ngoài Nhà nước đạt 42.189 tỷ đồng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 6.495 tỷ đồng.

Tại Hà Nam, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh ước đạt 45.678,9 tỷ đồng. Trong đó, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt 8.605,5 tỷ đồng, vốn ngoài Nhà nước đạt 25.421,1 tỷ đồng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 11.652,3 tỷ đồng.

Về xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Nam Định ước đạt 4.775 triệu USD, tăng 21,4% so với năm 2023. Trong đó xuất khẩu tăng 18,9%, nhập khẩu tăng 25,8%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 1.225 triệu USD.

Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Ninh Bình năm 2024 ước thực hiện 3.379,8 triệu USD, tăng 6,3% so với năm trước và vượt 4,0% so với kế hoạch năm. Trong đó, một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn là: Giày dép các loại; xi măng và clanke; quần áo; linh kiện điện tử...

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nam năm 2024 ước đạt 9.580 triệu USD, đạt 110% kế hoạch năm, tăng 27,1% so với năm 2023. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 8.150 triệu USD, đạt 107% kế hoạch năm, tăng 29,8% so với năm 2023.

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Khẩn trương "lên đời" quốc lộ nối Lâm Đồng với Bình Thuận

Quốc lộ 28B nối 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận là một trong những tuyến đường quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và giao thông khu vực Tây Nguyên. Mới đây, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng yêu cầu huyện Đức Trọng khẩn trương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng cho dự án.

Ngân hàng liên tục rao bán nợ xấu

Nhiều nhà băng liên tục rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu, bất động sản... Chuyên gia cho rằng, nợ xấu tăng và còn nhiều thách thức trong xử lý.