Mức chiết khấu cao của VN-Index sau khi vụ án tại Vạn Thịnh Phát nổ ra đầu tháng 10/2022 thúc đẩy dòng tiền từ Đài Loan chảy mạnh vào tại Việt Nam.
Kịch bản lặp lại trong tháng vừa qua. Tính chung cho cả tháng 10, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF vào ròng gần 1,7 tỷ Tân Đài tệ 51,6 triệu USD, 1.274 tỷ đồng). Quy mô mua ròng tháng qua ngang bằng với cùng kỳ năm ngoái.
Quan sát giao dịch cho thấy tổ chức đến từ Đài Loan xu hướng gia tăng mua vào cổ phiếu Việt Nam khi VN-Index tiến gần về ngưỡng 1.000 điểm. Trong tuần giao dịch 30/10 – 3/11 khi VN-Index từng có thời điểm rơi xuống dưới mốc 1.030 điểm, quỹ Fubon huy động được thêm 117 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng số tiền hơn 1,3 tỷ Tân Đài tệ (40,5 triệu USD, tương đương 993 tỷ đồng) mua cổ phiếu Việt Nam. Đây là tuần giải ngân mạnh nhất tính từ đầu tháng 12/2022.
Dòng tiền từ Đài Loan đóng góp tích cực trong tuần chứng khoán đảo chiều, Fubon chiếm gần 90% giá trị vào ròng từ ngoại khối qua kênh khớp lệnh. Tổng giá trị mua ròng từ nhà đầu tư nước ngoài tuần này trên HOSE đạt hơn 1.100 tỷ đồng. Đối lập với sự nhộn nhịp của dòng tiền xứ Đài, hai quỹ nội chưa dứt chuỗi rút ròng và tìm được nguồn vốn mới.
Tính riêng trong ba ngày giao dịch đầu tháng 11, số chứng chỉ quỹ của Fubon FTSE Vietnam tăng thêm 77 triệu chứng chỉ quỹ, quy đổi số tiền gần 872 triệu Tân Đài tệ (666 tỷ đồng). Quy mô này bằng một nửa số tiền giải ngân trong tháng trước đó. Song, một điểm lưu ý là lực mua ròng có phần thu hẹp khi thị trường tăng điểm hai phiên cuối tuần.
Về quy mô, lũy kế đến ngày 3/11, tổng số tiền mua ròng của quỹ đến từ Đài Loan đạt hơn 64,7 triệu USD (gần 1.600 tỷ đồng).
Việc huy động được một lượng tiền lớn giải ngân vào Việt Nam trong tuần này cũng đã đưa tổng số chứng chỉ quỹ phát hành của Fubon FTSE Việt Nam lập kỷ lục mới với hơn 2,2 tỷ đơn vị. Số lượng chứng chỉ quỹ tăng thêm kể từ đầu tháng 10 đã bù đắp được toàn bộ lượng chứng chỉ quỹ sụt giảm trong tháng 8 và 9. Tổng số lượng nhà đầu tư của Fubon FTSE Vietnam ETF tính đến cuối tháng 10 là 134.668.
Tuy nhiên, do nhiều cổ phiếu có tỷ trọng lớn trong danh mục tụt sâu nên giá trị tài sản ròng của Fubon còn hơn 25,5 tỷ Tân Đài tệ tại ngày 3/11 (19.500 tỷ đồng). Với quy mô này, Fubon FTSE Vietnam tiếp tục giữ vị thế quán quân về quy mô trên thị trường sau khi vượt qua DCVFMVN Diamond trong tháng 10. Hệ quả của việc bị rút ròng và giá cổ phiếu giảm, NAV của quỹ nội lớn nhất do Dragon Capital Việt Nam quản lý chỉ còn đạt hơn 17.000 tỷ đồng.
Về phần danh mục đầu tư của quỹ Fubon, HPG đang có tỷ trọng lớn nhất với hơn 10,3%, xếp sau đó là VCB (9,75%) và VNM (9,74%).
Trong tuần này 30/10 – 3/11, tổ chức từ Đài Loan mua ròng mạnh nhất cổ phiếu HPG của Hòa Phát với khối lượng hơn 4,1 triệu đơn vị, gấp gần 4 lần tuần trước. Những mã khác cũng được mua trên 1 triệu đơn vị tuần này có VCB, VNM, VHM, VIC, MSN, SSI, VRE, VND, SHB, SBT. Do tỷ trọng thấp nên VGC và HCM được mua ròng dưới 100.000 cp.
Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.
Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.
Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.
Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.
Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.