Tài chính

Quan chức Qatar: Khủng hoảng khí đốt châu Âu sẽ tồi tệ hơn vào năm 2023

Trả lời phỏng vấn Financial Times hôm 19/10, Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi nói rằng châu Âu đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên trong vài năm tới do cắt đứt thương mại với Nga. Ông cho rằng, việc thay thế hoàn toàn khí đốt của Nga bằng các nguồn khác không phải là một chiến lược khả thi.

Quan chức Qatar nhận định, nếu khí đốt của Nga không còn chảy vào Liên minh châu Âu (EU) như kế hoạch của Brussels thì " vấn đề sẽ rất lớn và còn ảnh hưởng trong thời gian rất dài".

Quan chức Qatar: Khủng hoảng khí đốt châu Âu sẽ tồi tệ hơn vào năm 2023 - Ảnh 1.

EU gặp khó khi lệ thuộc nguồn cung khí đốt từ Nga. (Ảnh: Reuters)

EU cho biết đã giảm tỷ trọng khí đốt của Nga trong khối từ khoảng 40% xuống còn 7,5% trong 7 tháng qua. Brussels hy vọng sẽ tăng mạnh nguồn cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và tăng cường nhập khẩu khí đốt từ Na Uy và Algeria để loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Theo Bộ trưởng Năng lượng Qatar, mặc dù các quốc gia châu Âu đã tích lũy đủ khí đốt trong các cơ sở lưu trữ để đối chọi với mùa đông sắp tới, nhưng không có gì chắc chắn rằng điều này sẽ được tiếp diễn trong tương lai. Ông nói cuộc khủng hoảng năng lượng có thể “tồi tệ hơn nhiều vào năm tới”, trừ khi khí đốt của Nga được nhập khẩu.

“Mùa đông tới đây, vì lượng dự trữ đã đầy nên mọi thứ vẫn ổn. Thế nhưng, năm tới và năm sau, thậm chí đến năm 2025, sẽ là vấn đề.", ông Saad al-Kaabi nói.

Bình luận về những thách thức mà người châu Âu đang gặp phải trong việc đảm bảo nguồn cung, Bộ trưởng Saad al-Kaabi cho biết Doha lo ngại về việc mất thị trường EU trong tương lai vì mục tiêu lớn hơn các quốc gia châu Âu là từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Hôm 18/10, trên website chính thức của Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan này công bố gói biện pháp khẩn cấp mới nhằm giảm giá khí đốt và đảm bảo cung cấp năng lượng cho mùa đông trong EU. Các đề xuất sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 20 - 21/10.

Tờ Bloomberg ngày 18/10 đưa tin, EU sẽ không đưa ra một dự luật áp trần giá khí đốt ngay lập tức theo đề xuất của EC.

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Doanh nghiệp ngành thép “hụt hơi”

Các doanh nghiệp ngành thép không những đang đối diện với những khó khăn ở cả thị trường trong nước mà còn ở thị trường thế giới, khiến kết quả kinh doanh quý III của nhiều doanh nghiệp thua lỗ nặng.

Doanh nghiệp Nhà nước: Bức tranh lỗ, lãi xám màu

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2021. Theo báo cáo, tổng tài sản doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là gần 3,65 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế tăng 25% so với 2020. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp (DN), tập đoàn lãi lớn, vẫn còn những doanh nghiệp lỗ nặng.