Bất động sản

Qua giai đoạn đầu tư lướt sóng, giao dịch đất nền tại các địa phương ra sao?

(Ảnh minh họa: H.L).

Đất nền có lẽ là phân khúc ghi nhận sự sụt giảm rõ nét nhất trong thời gian vừa qua, trong bối cảnh ảm đạm chung của thị trường bất động sản. Lượng giao dịch tại một số điểm nóng cũng hạn chế hơn.

Đơn cử, theo thống kê của các địa phương, tại Lâm Đồng, tính từ ngày 16/7 đến ngày 15/9, trên địa bàn tỉnh có 6.057 giao dịch đất nền thành công qua công chứng, chứng thực với tổng giá bán hơn 6.409 tỷ đồng.

Trong đó, huyện Bảo Lâm dẫn đầu với 1.123 giao dịch với giá bán khoảng 765 tỷ đồng; huyện Di Linh có 1.075 giao dịch với giá bán khoảng 1.393 tỷ đồng; huyện Lâm Hà có 883 giao dịch với giá bán khoảng 509 tỷ đồng; huyện Đức Trọng có 839 giao dịch với giá bán khoảng 489 tỷ đồng; TP Đà Lạt có 605 giao dịch với giá bán khoảng 2.277 tỷ đồng,… 

Trước đó, trong quý I/2022, toàn tỉnh có 12.467 giao dịch đất nền thành công. Con số này là 19.669 giao dịch trong quý II. Như vậy, nếu so với quý đầu năm, lượng giao dịch đất nền tại Lâm Đồng đã sụt giảm tới 2/3.

Tại Khánh Hòa, toàn tỉnh ghi nhận 5.541 lô đất nền được giao dịch thành công qua công chứng trong quý III, giảm 28% so với quy trước (7.742 lô).

Tại Quảng Ngãi, trong quý vừa qua, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 8.755 giao dịch đất nền và nhà ở riêng lẻ. Giá bán đất nền đang dao động ở mức trung bình khoảng 5,5 - 25 triệu đồng/m2.

Trong khi quý liền trước, thị trường bất động sản Quảng Ngãi ghi nhận 9.545 giao dịch đất nền và nhà ở riêng lẻ thành công. Con số này trong quý đầu năm nay là 6.958. Như vậy, lượng giao dịch đã có sự sụt giảm bắt đầu từ quý II đến nay.

Còn theo thống kê của DKRA, mức độ thanh khoản thị trường đất nền dự án tại TP HCM và vùng phụ cận trong quý III ở mức khá thấp, lượng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 550 nền, tương đương 52% nguồn cung mới, giảm gần 78% so với quý trước (mức thấp nhất kể từ thời điểm đầu năm).

Thị trường chỉ ghi nhận 9 dự án mở bán với nguồn cung khoảng 1.057 nền, giảm 65% so với quý II. Mặt bằng giá thứ cấp ghi nhận tăng phổ biến khoảng 2-4% so với đầu quý trước.

Tại Đà Nẵng và vùng phụ cận, phân khúc đất nền có khoảng 13 dự án được mở bán trong quý, cung cấp ra thị trường 998 nền, giảm 17,2% so với quý trước.

Tỷ lệ tiêu thụ đất nền trên nguồn cung mới ở mức trung bình 59%, tương đương 586 nền. Đây là mức tiêu thụ cao nhất kể từ thời điểm đầu năm. Mặt bằng giá sơ cấp không có nhiều biến động so với giai đoạn mở bán trước đó. Thị trường thứ cấp khá trầm lắng, mặt bằng giá bán ghi nhận giảm đáng kể so với quý trước với mức giảm trung bình 3-5%.

Thanh khoản cuối năm ra sao?

Theo nhận định của ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực phía Nam, nếu nhìn lại những năm trước, thị trường bất động sản đã có một khoảng thời gian dài có những bước tăng trưởng nhảy vọt, đặc biệt là giai đoạn 2016-2018. Sau đó, dù trải qua thời kỳ dịch bệnh nhưng nguồn cung và lượng hấp thụ trên thị trường vẫn khá tốt. Quý III vừa qua, dù thị trường khá ảm đạm nhưng cũng có thể coi đây là bước đệm để thị trường tiếp tục tăng trưởng, đi lên.

Ông Tuấn dự báo, thị trường có thể sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong quý cuối năm, tuy nhiên chỉ tập trung chủ yếu ở loại hình chung cư, đặc biệt tại TP.HCM. Nguyên nhân là vì ngay từ đầu quý, các chủ đầu tư đã bắt đầu có những đợt mở bán rầm rộ, nguồn cung sản phẩm được cải thiện rõ rệt, đặc biệt ở phân khúc dành cho người mua ở thực.

Loại hình đất nền dự báo cũng sẽ bớt khó khăn hơn dù phân khúc này vẫn chịu ảnh hưởng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nhìn vào quá khứ, thường cuối năm hoặc đầu năm mới lượt quan tâm tìm kiếm đất nền luôn rất cao.

Theo vị này, mỗi năm, đất nền thường có các đợt sốt cục bộ vào đầu năm do đây là thời điểm công bố các quy hoạch, hạ tầng mới tại nhiều địa phương. Điều này sẽ gây kích thích về giá. Thứ hai, đây cũng là thời điểm Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, nhiều địa phương tích cực giải ngân đầu tư công do chỉ còn một quý để thực hiện giải ngân,...

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Công viên Tuổi Trẻ (Hà Nội) bị hàng quán đua nhau “xẻ thịt”

Đó là câu cảm thán của đại đa số người dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Từng là công trình trọng điểm của TP. Hà Nội, nhưng 20 năm qua, Công viên Tuổi Trẻ bị hàng quán đua nhau “xẻ thịt”, khu vực vui chơi dành cho trẻ em, tập luyện thể dục cho người cao tuổi không còn, nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng.

Vì sao nguyên Phó phòng Cảnh sát kinh tế An Giang bị bắt?

Ngày 26/10, theo nguồn tin của Tiền Phong, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Tấn Tài (57 tuổi, nguyên là Phó Trưởng phòng CSÐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (PC03), Công an tỉnh An Giang để điều tra theo quy định của pháp luật.