Xã hội

Phương án sắp xếp sở ngành khi sáp nhập TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Tóm tắt:
  • TP.HCM hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, thành lập siêu đô thị mới rộng 6.772 km2 với dân số hơn 13,7 triệu người.
  • Thành phố mới có 15 sở, sáp nhập các đơn vị chức năng tương đồng và chuyển nhiệm vụ từ tỉnh Bình Dương sang TP.HCM.
  • Sau sáp nhập, có gần 23.000 cán bộ, công chức và hơn 132.000 viên chức, với 168 đơn vị hành chính trực thuộc.
  • Các đơn vị sự nghiệp và văn hóa cấp huyện được sắp xếp lại theo chức năng và chuyển về sở, UBND xã phù hợp.
  • Đảng bộ 3 địa phương hợp nhất, riêng Đảng bộ Đại học Quốc gia TP.HCM giữ nguyên cho đến chỉ đạo mới của Trung ương.

Tại hội nghị lần thứ 39 vừa diễn ra, Thành ủy TP.HCM thông qua tờ trình của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về dự thảo đề án sắp xếp, hợp nhất (gọi tắt là sáp nhập) đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Đề án xây dựng phương án hợp nhất 3 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, TP.HCM nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế của 3 địa phương.

TP.HCM mới sau sắp xếp, hợp nhất rộng 6.772 km2, quy mô dân số hơn 13,7 triệu người, có 168 đơn vị hành chính trực thuộc (phường, xã, đặc khu), hình thành siêu đô thị mới của vùng Đông Nam bộ. Sau sáp nhập, thành phố mới có gần 23.000 cán bộ, công chức và hơn 132.000 viên chức.

Phương án sắp xếp sở ngành khi sáp nhập TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh 1.

Quy mô TP.HCM mới khi sáp nhập 3 tỉnh thành

ĐỒ HỌA: TUẤN ANH

Về tổ chức bộ máy khối chính quyền, đại biểu HĐND 3 tỉnh thành được hợp thành HĐND của đơn vị hành chính mới là TP.HCM và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sau sáp nhập, UBND TP.HCM (mới) có 15 đơn vị cấp sở và tương đương. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND giữ nguyên. Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao, thực hiện sắp xếp.

Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương chuyển chức năng, nhiệm vụ về Sở Ngoại vụ TP.HCM. Đồng thời, giải thể Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Dương, chuyển chức năng, nhiệm vụ về Sở Xây dựng TP.HCM.

Các đơn vị trực thuộc sở có chức năng tương đồng sẽ sáp nhập lại. Tương tự, các đơn vị sự nghiệp cấp thành phố tương đồng chức năng cũng thực hiện sáp nhập. Riêng các doanh nghiệp và nguồn quỹ, TP.HCM đề xuất trước mắt giữ nguyên.

Phương án sắp xếp sở ngành khi sáp nhập TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh 2.

Sau khi sáp nhập TP.HCM và Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố mới sẽ trở thành siêu đô thị mới của vùng Đông Nam bộ

ẢNH: NHẬT THỊNH

Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và trường chuyên biệt chuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo.

Các trung tâm văn hóa - thông tin - thể thao, thư viện, nhà thiếu nhi, ban quản lý chợ, ban quản lý công viên chuyển về trực thuộc UBND cấp xã nơi trú đóng. Đài truyền thanh cấp huyện sáp nhập với trung tâm văn hóa - thông tin - thể thao.

Ban bồi thường giải phóng mặt bằng được tổ chức lại thành Ban bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sắp tới sẽ đổi tên thành Sở Nông nghiệp và Môi trường).

Ban quản lý dự án khu vực cấp huyện sắp xếp thành Ban quản lý dự án khu vực thuộc UBND TP.HCM. Ban quản lý bến xe chuyển về trực thuộc Sở Xây dựng (sau khi hợp nhất Sở Xây dựng với Sở Giao thông công chánh). Trung tâm dịch vụ nông nghiệp chuyển về trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (đổi tên thành Sở Nông nghiệp và Môi trường).

Giữ nguyên Đảng bộ Đại học Quốc gia TP.HCM

Đối với khối Đảng, sáp nhập đảng bộ các cơ quan đảng, đảng bộ UBND, đảng bộ công an, đảng bộ quân sự, đảng bộ bộ đội biên phòng của 3 tỉnh, thành phố. Đảng bộ Đại học Quốc gia TP.HCM đề xuất giữ nguyên cho đến khi có chỉ đạo của Trung ương.

Đảng bộ Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ sắp xếp, chuyển về trực thuộc Đảng bộ Bộ Xây dựng.

Dự thảo đề án đề xuất phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính; phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp đơn vị hành chính và giải quyết chế độ, chính sách tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Được gỡ cơ chế, điện mặt trời mái nhà sẽ tăng mạnh thời gian tới

Theo Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, điện mặt trời mái nhà là xu hướng và sẽ phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới do hàng hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu khi dùng điện mặt trời mái nhà sẽ được công nhận chứng chỉ xanh khi vào các thị trường có yêu cầu cao trong bối cảnh giá điện ngày càng tăng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Giá vàng tăng cao nhất từ trước đến nay

Lúc 8h45 sáng nay (16/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh giá vàng miếng SJC lên mức kỷ lục mới gần 110 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn bán ra cũng tăng cao nhất từ trước tới nay, ở mức 108,9 triệu đồng/lượng.

Tổng giám đốc đường sắt kiến nghị giải quyết các thủ tục về đất và miễn tiền thuế sử dụng hơn 200.000 m2 “đất vàng” ở Gia Lâm (Hà Nội)

Đây là kiến nghị của ông Hoàng Gia Khánh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Chủ tịch, Tổng giám đốc một số Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước được tổ chức sáng ngày 15/4.