Bất động sản

Phó Thống đốc: Không để "bong bóng" nhưng cũng không để "đóng băng" bất động sản

Sáng 27/12, Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo về kết quả hoạt động năm 2022, triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2023.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 21/12/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021, tăng 13,96% so với cùng kỳ năm 2021. Dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội đến 30/11/2022 đạt khoảng 279.732 tỷ đồng, tăng 12,81% so với năm 2021 với hơn 6,4 triệu khách hàng còn dư nợ.

Ngân hàng Nhà nước cho biết cơ cấu tín dụng năm 2022 được tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát.

Phó Thống đốc: Không để bong bóng nhưng cũng không để đóng băng bất động sản - Ảnh 1.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh mục tiêu quan trọng nhất năm 2023 vẫn là kiểm soát lạm phát

Định hướng cho năm 2023, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết vẫn coi nhiệm vụ chính trị lớn nhất là tiếp tục kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu Quốc hội đặt ra là 4,5%. Cùng với đó là đảm bảo hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế một cách tích cực.

Đi vào cụ thể, theo ông Tú, chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được điều hành theo quan điểm linh hoạt, thận trọng. Trong đó sử dụng các công cụ lãi suất, tỷ giá một cách hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam cũng như tác động từ bên ngoài.

"Đảm bảo kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện khôi phục nền kinh tế. Giúp doanh nghiệp, người dân có điều kiện tốt nhất trong việc tiếp cận nguồn vốn cũng như lãi suất. Cùng với đó là đảm bảo tỷ giá sao cho có lợi nhất…. Nhưng phải đảm bảo năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại", Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết định hướng của điều hành của Ngân hàng Nhà nước năm 2023.

Về điều hành tín dụng, Phó Thống đốc khẳng định sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro trong một số lĩnh vực, đặc biệt là kinh doanh bất động sản có giá trị lớn, phân khúc nghỉ dưỡng, có tính chất đầu cơ…

"Dự kiến thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức về diễn đàn tín dụng cho thị trường bất động sản. Tại đây sẽ tìm giải pháp để phát triển thị trường phát triển lành mạnh, ổn định. Không để "bong bong" những cung không để "đóng băng" thị trường bất động sản", ông Đào Minh Tú cho biết.

Đổ vỡ một ngân hàng khác hoàn toàn với đổ vỡ nhiều doanh nghiệp

Liên quan đến nội dung cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, theo Quyết định 689 của Thủ tướng Chính phủ, những ngân hàng khoẻ mạnh, quy mô lớn thì sẽ tiếp tục cho mở rộng. Với những ngân hàng yếu kém đã và đang có những giải pháp tích cực để sớm có đề án hoàn thiện theo hướng chuyển giao bắt buộc hoặc các phương án được phê duyệt trong thời gian tới.

Liên quan đến trường hợp của Ngân hàng SCB, theo ông Tú, do tác động của doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân có những sai phạm đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư, người gửi tiền, cũng như dẫn đến khó khăn của ngân hàng này, buộc Ngân hàng Nhà nước phải đưa vào dạng kiểm soát đặc biệt.

"Đến nay chúng tôi vẫn tiếp tục kiểm soát đặc biệt Ngân hàng SCB, duy trì hoạt động ngân hàng này một cách ổn định, từng bước hạn chế những khó khăn", ông Đào Minh Tú cho biết.

Về định hướng cho năm 2023, ông Tú nhấn mạnh những ngân hàng yếu kém bằng mọi giải pháp quyết liệt nhất phải sớm ổn định. Những ngân hàng trung bình, đang phát triển với quy mô lớn thì tiếp tục phát triển nhưng phải lành mạnh và đảm bảo an toàn.

Phó Thống đốc: Không để bong bóng nhưng cũng không để đóng băng bất động sản - Ảnh 2.

Năm 2023, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết sẽ tăng cường xử lý mạnh mẽ hơn nữa những vi phạm của tổ chức tín dụng với chế tài từ phạt hành chính cho đến rút giấy phép

Về vấn đề kỷ cương điều hành tiền tệ tín dụng, theo ông Tú, tiền tệ ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Việc đổ vỡ một ngân hàng khác hoàn toàn với đổ vỡ nhiều doanh nhiều. Chính vì vậy, Phó Thống đốc nhấn mạnh vai trò cũng công tác kiểm soát, kiểm tra, thanh tra, giám sát… cũng như việc những người tham gia thị trường tiền tệ tín dụng phải tuân thủ rõ kỷ cương.

Năm 2023, ông Tú khẳng định sẽ tăng cường xử lý mạnh mẽ hơn nữa những vi phạm của tổ chức tín dụng với chế tài từ phạt hành chính cho đến rút giấy phép. Ngoài ra, những tổ chứ trá hình ngân hàng hay tổ chức tín dụng thì cũng sẽ phối hợp với các bộ ngành để dứt khoát xử lý.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Hà Nội khai trừ 131 đảng viên

Theo báo cáo, thông qua công tác kiểm tra, giám sát, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp Hà Nội đã thi hành kỷ luật 22 tổ chức Đảng (khiển trách 19, cảnh cáo 3); thi hành kỷ luật 1.142 đảng viên (khiển trách 853, cảnh cáo 144, cách chức 14, khai trừ 131 trường hợp).

Thị trường BĐS trước kia thế nào mà Shark Hưng ví như “Rút lựu đạn rồi chuyền tay nhau”?

Khi nhìn thấy một mô hình bất động sản nào đó như đất nền, nghỉ dưỡng, thương mại, condotel, kể cả bất động sản công nghiệp... mà có lợi nhuận tốt thì ngay lập tức nhiều chủ đầu tư, địa phương tăng nguồn cung, Shark Hưng chia sẻ. Bên cạnh đó, nguồn vốn ‘bơm’ vào thị trường bất động sản chủ yếu từ ngân hàng, với đối tượng vay trải dài từ chủ đầu tư, nhà thầu, nhà đầu tư, đầu cơ..., và ai cũng muốn kiếm lời.