Tài chính

Phi công đổi lộ trình cho khách ngắm cảnh, máy bay đột ngột bị ‘thứ vô hình’ xé toạc đuôi lẫn đầu, rơi thẳng từ độ cao 4.800 mét xuống sườn núi, toàn bộ 124 người thiệt mạng: Bài học đau lòng của ngành hàng không thế giới

Vào ngày 5/3/1966, chuyến bay BOAC 911 chở 124 người từ Tokyo đến Hồng Kông (Trung Quốc) đã gặp phải một tai nạn kinh hoàng. Chỉ vài phút sau khi cất cánh, phi công đã đưa máy bay đến gần núi Phú Sĩ để ngắm cảnh thì một thảm hoạ kinh hoàng xảy ra. Chiếc 707 bị xé toạc giữa không trung và rơi xuống ngọn núi biểu tượng của Nhật Bản trong sự chứng kiến của hàng trăm người.

Khi tìm hiểu kỹ về vụ tai nạn, các nhà điều tra đã phát hiện ra mối nguy thực sự từ một hiện tượng ít được biết đến lúc bất giờ. Vụ tai nạn trở thành một bài học cảnh tỉnh cho ngành hàng không toàn cầu.

Phi công đổi lộ trình cho khách ngắm cảnh, máy bay đột ngột bị ‘thứ vô hình’ xé toạc đuôi lẫn đầu, rơi thẳng từ độ cao 4.800 mét xuống sườn núi, toàn bộ 124 người thiệt mạng: Bài học đau lòng của ngành hàng không thế giới- Ảnh 1.

Chiếc máy bay liên quan đến vụ tai nạn.

Cất cánh trong một ngày thời tiết tuyệt đẹp

Vào thập niên 1960, chuyến bay 911 của hãng hàng không British Overseas Airways Corporation (BOAC) nổi tiếng là “chuyến bay marathon” kéo dài với nhiều chặng nghỉ. Hành trình bay từ London đến Hồng Kông sẽ có các điểm dừng là Montreal, San Francisco, Honolulu và Tokyo. Hãng khai thác chuyến này bằng máy bay Boeing 707 bốn động cơ, thân hẹp.

Ngày 4/3, máy bay từ Honolulu đến Tokyo mà không gặp sự cố nào. Nhưng đêm đó, thời tiết ở Tokyo rất xấu, sương mù dày đặc che khuất tầm nhìn. Vào lúc 6h chiều, chiếc 707 phải chuyến hướng đến căn cứ Không quân Hoa Kỳ ở Fukuoka gần đó.

Một số chuyến bay khác vẫn cố gắng đáp xuống Sân bay Haneda của Tokyo, bất chấp thời tiết xấu. Chuyến bay 402 của Canadian Pacific Airlines tối đó đã gặp tai nạn khi hạ cánh và bốc cháy. Vụ va chạm khiến 64/72 người trên máy bay thiệt mạng.

Sáng ngày 5/3, áp thấp khiến di chuyển qua Thái Bình Dương. Cùng lúc đó, một vùng áp cao ở lục địa châu Á di chuyển đến. Không khí tự nhiên đi từ vùng áp cao đến vùng áp ấp, tạo ra gió mạnh, đặc biệt là ở độ cao lớn. Luồng không khí mát và khô tạo ra thời tiết trong xanh tuyệt đẹp, khác hẳn đêm hôm trước.

Đến 1h50 chiều, sau khi đã nạp đầy nhiên liệu và 113 hành khách cùng 11 phi hành đoàn đã ổn định vị trí, chuyến bay 911 của BOAC cất cánh rời Haneda để hoàn thành chặng cuối đến Hồng Kông. Chiếc Boeing 707 đi ngang qua đống đổ nát của chuyến bay 402 của hãng Canadian Pacific hôm trước. Cảnh tượng này hẳn đã trở thành chủ đề bàn tán của hành khách trên chiếc 707.

Phi công đổi lộ trình cho khách ngắm cảnh, máy bay đột ngột bị ‘thứ vô hình’ xé toạc đuôi lẫn đầu, rơi thẳng từ độ cao 4.800 mét xuống sườn núi, toàn bộ 124 người thiệt mạng: Bài học đau lòng của ngành hàng không thế giới- Ảnh 2.

Với độ ẩm không khí cao, gió mạnh thổi qua núi có thể tạo ra những đám mây dạng thấu kính, giống như những đám mây được chụp gần núi Phú Sĩ này. Nguồn ảnh: AeroTime

Chuyến tham quan ngoài lộ trình bay trở thành thảm hoạ

Lộ trình bay của chuyến bay 911 đi về phía nam, sau đó rẽ phải 40 độ về phía tây nam hướng đến Hồng Kông. Tuy nhiên, nhiều phi công khi rời Tokyo thường cho hành khách cơ hội ngắm cận cảnh núi Phú Sĩ.

Cơ trưởng là Đại úy Dobson lại càng không thể bỏ lỡ trong một ngày thời tiết đẹp như vậy. Trước khi cất cánh, ông đã yêu cầu trạm kiểm soát không lưu cho phép bay gần ngọn núi hùng vĩ này trước khi quay trở lại tuyến đường đã định. Yêu cầu này nhanh chóng được chấp thuận.

Núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm ngay trên luồng gió thổi từ tây sang đông. Tại một trạm thời tiết trên đỉnh núi, các nhà khí tượng học đã ghi nhận tốc độ gió liên tục trong ngày hôm đó vượt 110 km/giờ. Giống như một tảng đá chặn dòng nước chảy, núi Phú Sĩ chia đôi luồng gió, tạo ra xoáy vô hình gọi là sóng núi.  

Phi công đổi lộ trình cho khách ngắm cảnh, máy bay đột ngột bị ‘thứ vô hình’ xé toạc đuôi lẫn đầu, rơi thẳng từ độ cao 4.800 mét xuống sườn núi, toàn bộ 124 người thiệt mạng: Bài học đau lòng của ngành hàng không thế giới- Ảnh 3.

Mô tả sóng núi.

Tất cả các máy bay bay gần Núi Phú Sĩ vào ngày 5/3 đều báo cáo nhiễu động mạnh, nhưng máy bay chở khách thường xử lý được nhiễu động này. Khi hạ độ cao, các phi công đã chuẩn bị đối mặt với nhiễu động. Nhưng họ không ngờ rằng mối nguy vô hình dữ dội hơn nhiều so với tưởng tượng.

Khi sóng núi cuộn thành các luồng xoáy, gió có thể giật theo phương thẳng đứng với vận tốc trên 100 km/h. Những chiếc máy bay chở khách thông thường sẽ không chịu được những cơn gió cực hiếm này. Chúng có thể dễ dàng xé toạc một chiếc máy bay.

Chuyến bay 911 xấu số đã bay vào đúng xoáy do sóng núi tạo ra. Một cơn gió giật mạnh đã xé toạc đuôi của máy bay 707, khiến nó đập mạnh vào bộ ổn định máy bay ở bên trái. Bộ ổn định vỡ, khiến máy bay đột ngột lao lên trong tích tắc. Điều này gây quá tải cả bốn động cơ và khiến chúng tách rời khỏi cánh.

Phi công đổi lộ trình cho khách ngắm cảnh, máy bay đột ngột bị ‘thứ vô hình’ xé toạc đuôi lẫn đầu, rơi thẳng từ độ cao 4.800 mét xuống sườn núi, toàn bộ 124 người thiệt mạng: Bài học đau lòng của ngành hàng không thế giới- Ảnh 4.

Mô phỏng tai nạn của chuyến bay 911 của BOAC.

Xa xa phía dưới núi Phú Sĩ, nhiều nhân chứng đã thấy máy bay mất độ cao, để lại vệt trắng dài và nhiều mảnh vỡ rơi. Chiếc máy rơi như chiếc lá, liên tục xoay tròn từ độ cao 4.876 mét xuống ngọn núi phủ đầy tuyết. Phần đầu máy bay gần như đứt rời, nhiều hành khách ngã khỏi máy bay. Chỉ vài phút sau khi gặp sóng núi, BOAC 911 đã rơi xuống sườn núi Phú Sĩ. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Phi công đổi lộ trình cho khách ngắm cảnh, máy bay đột ngột bị ‘thứ vô hình’ xé toạc đuôi lẫn đầu, rơi thẳng từ độ cao 4.800 mét xuống sườn núi, toàn bộ 124 người thiệt mạng: Bài học đau lòng của ngành hàng không thế giới- Ảnh 5.

Hình ảnh máy bay rơi được nhân chứng ghi lại.

Vào thời điểm đó, hiện tượng sóng núi chưa được nghiên cứu rõ. Vì thế, các nhà điều tra đã gặp không ít khó khăn khi máy bay bị phá huỷ nặng mà không có máy ghi dữ liệu chuyến bay. Nhưng đối với các phi công trên toàn thế giới, chuyến bay 911 của BOAC đã để lại một bài học đơn giản: khi gió thổi, hãy tránh xa những ngọn núi cao.

Phi công đổi lộ trình cho khách ngắm cảnh, máy bay đột ngột bị ‘thứ vô hình’ xé toạc đuôi lẫn đầu, rơi thẳng từ độ cao 4.800 mét xuống sườn núi, toàn bộ 124 người thiệt mạng: Bài học đau lòng của ngành hàng không thế giới- Ảnh 6.

Đống đổ nát sau tai nạn.

Nếu phi hành đoàn của chiếc 707 tuân thủ lộ trình bay thay vì đưa hành khách đi tham quan, tai nạn thảm khốc có thể đã không xảy ra. Chuyến bay 911 chỉ là một trong số rất nhiều vụ tai nạn xảy ra do đi vòng tham quan. Nhưng sau này, rất ít vụ việc liên quan đến nguyên nhân tương tự vì sự cố của chuyến bay 911 trở thành một bài học đắt giá cho ngành hàng không.

Tổng hợp

Cùng chuyên mục

Đọc thêm