Tài chính

Phát hiện kho báu nghìn tấn trong giếng

 - Ảnh 1.

Theo trang LiveScience, vào tháng 5/2024, các nhà khoa học đã phát hiện một "kho báu" lithium chưa được khai thác, ẩn trong nước thải tại các cơ sở khai thác khí tự nhiên bằng phương pháp thủy lực cắt phá ở bang Pennsylvania, kỹ thuật sử dụng áp lực chất lỏng cao để làm nứt các tầng đá ngầm trong lòng đất.

Nghiên cứu công bố ngày 16/4/2024 trên tạp chí Scientific Reports cho thấy, nước thải từ quá trình fracking tại các giếng khí Marcellus Shale chứa lượng lithium đủ để đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ toàn quốc của Mỹ.

Dailymail cho biết, với 72 mỏ lithium đang được đề xuất trên khắp nước Mỹ, khám phá này có thể giúp giảm thiểu tác động sinh thái trong quá trình Mỹ chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch gây phát thải khí nhà kính.

Theo nghiên cứu mới do Phòng thí nghiệm Công nghệ Năng lượng Quốc gia Mỹ (NETL) và Đại học Pittsburgh phối hợp thực hiện, chỉ riêng nước thải từ fracking tại Pennsylvania cũng có thể thu hồi hơn 1.200 tấn lithium mỗi năm.

Hiện nay, khoảng 90% nguồn cung lithium toàn cầu với giá trị thị trường ước tính khoảng 8 tỷ USD đến từ ba quốc gia: Australia, Chile và Trung Quốc. Loại khoáng sản quý hiếm này là thành phần thiết yếu trong sản xuất pin xe điện, điện thoại di động, laptop, đồng hồ thông minh và thuốc lá điện tử.

Tại Mỹ, chỉ có một mỏ lithium duy nhất đang hoạt động ở bang Nevada, đồng nghĩa với việc phần lớn nhu cầu trong nước vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Nhận thức rõ tầm quan trọng chiến lược của lithium đối với quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, Bộ Năng lượng Mỹ đã đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ lượng lithium tiêu thụ trong nước sẽ được sản xuất nội địa.

Nhiều mỏ lithium mới đang được lên kế hoạch khai thác tại các bang như Nevada, California và North Carolina. Tuy nhiên, hoạt động khai thác này vẫn vấp phải nhiều tranh cãi do nguy cơ phát thải CO2 ra môi trường và khả năng rò rỉ hóa chất độc hại gây ô nhiễm đất và nguồn nước.

Trong bối cảnh đó, nhóm nghiên cứu cho biết họ đã phát hiện một lượng lithium khổng lồ trong nước thải từ quá trình fracking, vốn trước đây bị xem là phụ phẩm không có giá trị. Nước thải từ hoạt động khai thác dầu khí đang trở thành vấn đề ngày càng đáng lo ngại, khi phần lớn hiện nay chỉ được xử lý và tái bơm ở mức tối thiểu.

Theo Chenical & Engineering, bằng công nghệ phân tích dữ liệu tự động cùng kỹ thuật chiết xuất trực tiếp, nguồn kho báu kithium này đã được phát hiện. Phát hiện mỏ lithium ở Pennsylvania có thể dẫn tới phương pháp mới để thu thập nguyên tố thiết yếu này mà không cần khai thác nhiều mỏ hơn.

Không giống như các mỏ kho báu lithium thông thường, mỏ kho báu này sẽ phải sử dụng công nghệ cao để chiết xuất. Cụ thể, công nghệ DLE cho phép trích xuất lithium trực tiếp từ nước thải chứa lithium, giúp tăng tốc độ khai thác từ vài tháng xuống còn vài ngày và nâng cao tỷ lệ thu hồi lithium trung bình từ 60 - 80%, so với 40 - 60% trong phương pháp bốc hơi truyền thống.

Đáng chú ý, công nghệ này được điều khiển bởi một thống thống công nghệ đa tầng, có thể điều khiển từ xa và con người chỉ cần đứng quan sát. Công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng như mô phỏng 3D sẽ giúp thông tin trong quá trình chiết xuất được cập nhật liên tục tới người giám sát.

Nhờ phát hiện lithium, công nhân có thể khai thác nguyên tố giá trị và tận dụng phụ phẩm từ thủy lực cắt phá. Hiệu quả khai thác kho báu lithium từ nước thải lên tới 90%, theo kết quả trong phòng thí nghiệm. Nghiên cứu tương lai sẽ tập trung vào tác động môi trường khi khai thác lithium từ nước thải và xây dựng cơ sở thí điểm.

Khám phá nguồn lithium dồi dào trong nước thải tại Pennsylvania mở ra một hướng đi mang tính chiến lược và bền vững cho ngành năng lượng Mỹ. Sự kết hợp công nghệ DLE, tự động hóa và AI không những tận dụng tối đa nguồn khoáng quý hiếm mà còn hạn chế tối đa việc khai thác mỏ truyền thống gây tổn hại môi trường.

Tuy nhiên, để đạt được tiềm năng này, Mỹ vẫn cần tiến hành thí điểm quy mô thực, kiểm định tác động sinh thái toàn diện và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nhằm đảm bảo mục tiêu sản xuất nội địa lithium vào 2030 diễn ra một cách an toàn, hiệu quả và bền vững.

Các tin khác

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

Sau nhà phố, biệt thự đến lượt đất nền phía Tây TPHCM chạy đua bung hàng, cả thị trường địa ốc đang sợ lỡ nhịp “sóng” mạnh nhất năm 2025?

Đúng như dự đoán trước đó, việc sáp nhập tỉnh, thành trở thành động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội và thị trường bất động sản tại các địa phương. Đối với doanh nghiệp, đây là cơ hội khó bỏ lỡ để “đi trước đón đầu” trong thế vận mới của thị trường địa ốc.

Vì sao giá vật liệu xây dựng tăng đột biến?

Theo kết quả khảo sát quý II đối với các doanh nghiệp xây dựng cho thấy, có tới 57,2% số doanh nghiệp cho biết giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ lệ này tăng tới 10,1 điểm phần trăm so với quý I (là mức tăng cao số kỷ lục trong các kỳ điều tra hằng quý gần đây).

Dùng “thuốc giảm mỡ bụng, collagen”, người phụ nữ ở TP.HCM nguy kịch: Rùng mình hình ảnh tổn thương da khắp cơ thể

Bệnh viện Quân y 175 vừa tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp bệnh nhân phản ứng da do thuốc nặng, tổn thương niêm mạc và tổn thương da diện rộng và sức khỏe toàn thân nghiêm trọng, sau khi sử dụng các sản phẩm "giảm mỡ bụng" và "collagen" không rõ nguồn gốc.

A1 K-Park Avenue - Tòa tháp đắt giá giữa trung tâm Thanh Hoá

Sự xuất hiện của tòa căn hộ A1 tại K-Park Avenue (Vinhomes Star City) không chỉ bổ sung một công trình kiến trúc đẹp cho thành phố Thanh Hóa mà còn kiến tạo một không gian sống đẳng cấp dành cho thế hệ thành đạt tại xứ Thanh.

Ở tuổi 45, tôi thấm thía: Trên đường đua hạnh phúc và tiền bạc, người thông minh nhất là người không vội vàng, không so sánh - chỉ tập trung vào nhịp chạy của mình

Đừng mãi vướng bận với những phiền não của mình, hãy ở bên những người bạn tin tưởng, làm những việc bạn nên làm – những điều đơn giản ấy đều có thể khiến cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp.

Khách nước nào đến Việt Nam đông nhất?

Theo số liệu vừa công bố của Cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm nay có 10,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 26% so với năm 2019 - thời hoàng kim của du lịch Việt trước dịch Covid-19. Khách Trung Quốc đến nước ta đông nhất, với hơn 2,7 triệu lượt.