Công nghệ

Ông Trump ra "tối hậu thư" cho CEO Apple, Huawei hứng đòn trừng phạt mới

Ông Trump ra 'tối hậu thư' cho CEO Apple

Ngày 13/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump và hàng loạt lãnh đạo, doanh nhân nổi tiếng của Mỹ đã có mặt tại Diễn đàn Đầu tư Ả-rập Xê-út, thảo luận về trí tuệ nhân tạo và thương mại toàn cầu. Tại đây, ông Trump gặp gỡ Thái tử Ả-rập Xê-út Mohammed bin Salman. Hai bên cùng nhau thông báo nhiều thương vụ “bom tấn” giữa hai quốc gia.

Tại đây, CEO Nvidia Jensen Huang thông báo sẽ cung ứng hơn 18.000 chip AI tối tân cho công ty Humain vừa thành lập của Thái tử. 

trump tim cook nytimes 2019 51749.png
Tổng thống Mỹ Donald Trump và CEO Apple Tim Cook năm 2019. Ảnh: NYTimes

Không chỉ có Nvidia, một hãng bán dẫn khác là AMD cũng tham gia cung ứng chip cho Humain. AMD cho biết Humain cam kết 10 tỷ USD cho dự án.

Ông Trump khen ngợi CEO Nvidia vì có mặt tại sự kiện, trái ngược với CEO Apple Tim Cook.

“Cảm ơn ông rất nhiều, Jensen. Ý tôi là, Tim Cook không ở đây, nhưng ông thì có”, Tổng thống Mỹ phát biểu.

Trước đó một ngày, ông Trump cho biết đã trao đổi với Tim Cook sau khi Mỹ - Trung đạt thỏa thuận hoãn thuế trong 90 ngày. Ông nhắc đến con số 500 tỷ USD Apple cam kết đầu tư vào Mỹ và tin rằng công ty sẽ xây dựng “nhiều nhà máy” trong nước.

Trong một diễn biến khác sau đó, Tổng thống Mỹ công khai chỉ trích kế hoạch dịch chuyển sản xuất iPhone của Apple sang Ấn Độ, nơi thuế quan được kỳ vọng thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. 

Apple có thể tạo ra 'quái vật AI' với iPhone kỷ niệm 20 nămApple có thể tạo ra 'quái vật AI' với iPhone kỷ niệm 20 năm

“Tôi có vấn đề nhỏ với Tim Cook hôm qua”, ông Trump nói hôm 15/5. “Tôi nói với ông ấy, ‘bạn tôi này, tôi đã đối xử rất tốt với ông. Ông đến đây với 500 tỷ USD nhưng tôi nghe rằng ông đang xây dựng mọi thứ ở Ấn Độ. Tôi không muốn thế. Chúng tôi không quan tâm đến việc ông xây dựng tại Ấn Độ. Ấn Độ có thể tự lo... chúng tôi muốn ông xây dựng ở đây".

Vào tháng 2, Apple thông báo đầu tư 500 tỷ USD vào Mỹ, bao gồm kế hoạch mở nhà máy sản xuất máy chủ AI tại Texas. Cook đã gặp ông Trump một tuần trước khi công bố thông tin này.

Chính quyền Trump muốn Apple đưa hoạt động sản xuất về lại nước Mỹ, động thái mà nhiều chuyên gia đánh giá không khả thi và tốn kém. 

Huawei hứng đòn trừng phạt mới từ Mỹ

Hôm 13/5, Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ ban hành các hướng dẫn mới về chip cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Trong số này có một "cảnh báo" cho ngành công nghệ về việc sử dụng chip tiên tiến từ Trung Quốc - cụ thể là chip Ascend 910B, 910C, 910D của Huawei - mà không có giấy phép là vi phạm các quy tắc kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.

huawei bloomberg.jpg
Huawei tiếp tục là mục tiêu trấn áp của Chính phủ Mỹ. Ảnh: Bloomberg

Giải thích về động thái này, BIS cho biết việc phát triển và sản xuất chip Ascend "có khả năng" vi phạm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. 

Do đó, bất kỳ cá nhân hoặc công ty nào trong hoặc ngoài nước Mỹ sử dụng chúng mà không có sự cho phép của BIS cũng sẽ vi phạm các quy tắc liên quan và có thể phải đối mặt với "các hình phạt hình sự và hành chính đáng kể và bao gồm bỏ tù, phạt tiền, mất đặc quyền xuất khẩu hoặc các hạn chế khác”.

BIS sẽ không tiến hành xử lý đối với các bên mua chip Ascend chỉ nhằm mục đích phân tích kỹ thuật hoặc đánh giá năng lực kỹ thuật của chip.

Cuộc trấn áp mới nhất đối với Huawei diễn ra chỉ một ngày sau khi Washington và Bắc Kinh công bố thỏa thuận tạm thời cắt giảm thuế quan trong 90 ngày, vốn được xem là bước ngoặt lớn trong căng thẳng thương mại giữa hai bên.

Chiu Shih-fang, nhà phân tích chuỗi cung ứng công nghệ cấp cao của Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan (TIER), nhận xét quy định mới của chính quyền Donald Trump đối với chip Huawei cho thấy Mỹ sẽ tiếp tục thắt chặt kiểm soát đối với các ngành công nghiệp cụ thể, bất chấp cuộc chiến thương mại gần đây đã giảm leo thang.

"Để đảm bảo lợi thế chiến lược của nước Mỹ, dự kiến các cuộc đàm phán thương mại của Washington với các nước khác cũng sẽ tập trung vào kiểm soát công nghệ đối với Trung Quốc”, bà nói.

Thêm hãng điện thoại Trung Quốc khiến Mỹ bất an

Ngày 15/5, CEO Lei Jun thông báo trên Weibo về việc Xiaomi sẽ ra mắt chip di động tiên tiến tự phát triển vào cuối tháng 5. Tuy nhiên, ông không cung cấp thêm chi tiết về con chip.

xiaomi 1.jpg
Xiaomi đạt đột phá mới trong thị trường chip di động. Ảnh: Xiaomitime

“Tôi có một tin vui để mang đến cho các bạn: Chip di động tự thiết kế và phát triển độc lập của Xiaomi – XRING O1 – sẽ phá hành cuối tháng 5. Cảm ơn đã ủng hộ”, ông viết.

Thông báo này đánh dấu bướt đột phá của Xiaomi trên thị trường smartphone khi đưa hãng vào hàng ngũ các công ty tự làm chip cùng với Apple, Samsung và Google. Nó giúp hãng đạt tự chủ cao hơn trong việc tích hợp phần cứng và phần mềm.

Đây không phải lần đầu Xiaomi thử sức với chip di động. Công ty bắt đầu thiết kế chip riêng từ năm 2014 và công bố sản phẩm đầu tiên – Pengpai S1 – năm 2017. Tuy nhiên, đến năm 2019, hãng chuyển hướng sang các con chip kém phức tạp hơn như cảm biến hình ảnh, bộ quản lý năng lượng do chi phí phát triển chip di động tốn kém. Nguồn tin tiết lộ nỗ lực phát triển chip di động được khôi phục năm 2021.

Tin tức về chip của Xiaomi được công bố giữa lúc cạnh tranh trên thị trường di động Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Các đối thủ như Huawei, Apple đang tận dụng chip tự thiết kế để tạo ra hệ sinh thái chặt chẽ và cải thiện trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, số liệu cho thấy thị trường đang nằm trong tay của các thương hiệu nội địa. 

(Tổng hợp)

Các tin khác

Siêu xe Tesla Cybertruck, lạc đà thượng hạng và những cam kết nghìn tỷ USD: Vì sao các quốc gia vùng Vịnh "chi đậm" trong chuyến thăm của ông Trump?

Trong chuyến công du kéo dài 4 ngày, Tổng thống Donald Trump đã được chào đón bằng nghi thức hoành tráng tại 3 quốc gia vùng Vịnh: Saudi Arabia, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Các lãnh đạo Trung Đông không chỉ tung hô ông Trump với lễ nghi xa hoa, mà còn cam kết những khoản đầu tư hàng nghìn tỷ USD để củng cố quan hệ chiến lược với Mỹ.

Phát hiện ngôi mộ đá đứng ở Ma rốc

Các nhà khảo cổ học ở Tangier, ngay phía nam eo biển Gibraltar, đã phát hiện ra ba nghĩa trang cổ, bao gồm một ngôi mộ đá có niên đại khoảng 4.000 năm trước. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy một số nơi trú ẩn bằng đá được vẽ nghệ thuật trên đá và những tảng đá đứng có thể dùng để đánh dấu lãnh thổ.

Robot chạy theo người, UAV lấy cảm hứng từ cò trắng Việt Nam

Robot MiR100 nhận diện khuôn mặt và “khóa” mục tiêu, tự động di chuyển theo người đã đăng ký; UAV lấy ý tưởng từ loài cò trắng thân thuộc với đồng quê Việt Nam... là những sản phẩm công nghệ "made-in sinh viên" được giới thiệu, trình diễn trong ngày hội sáng tạo.

"Cao tốc" cho kinh tế tư nhân: Không hình sự hóa quan hệ kinh tế

TP - Theo các chuyên gia, việc không hình sự hóa quan hệ kinh tế mà Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đề ra không phải là nương nhẹ cho doanh nghiệp tư nhân, mà thể hiện tư duy pháp quyền hiện đại, có lợi hơn cho Nhà nước, xã hội và doanh nghiệp.

Tràn lan hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Các sàn không thể vô can

Trong khi người bán hàng vi phạm có thể bị xử phạt, truy tố, thì nhiều sàn thương mại điện tử - nơi trực tiếp phân phối, hưởng hoa hồng và chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung - vẫn ung dung vô can. Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc các sàn phải chịu trách nhiệm pháp lý cụ thể nếu để hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên nền tảng của mình.