Công nghệ

‘Ông lớn’ máy tính tăng cường sản xuất tại Việt Nam

Counterpoint vừa công bố báo cáo lô hàng PC toàn cầu Quý 2. Theo đó, trong quý vừa qua, thị trường tăng trưởng 8,4% so với cùng kỳ năm 2024, mức cao nhất kể từ năm 2022.

Theo dữ liệu sơ bộ từ Counterpoint, lô hàng PC đã phục hồi đáng kể trong Quý 2. Nhu cầu chủ yếu đến từ các doanh nghiệp lớn và tổ chức công, vốn đang đẩy nhanh quá trình nâng cấp thiết bị trước thời hạn kết thúc hỗ trợ Windows 10 vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, sự quan tâm ban đầu dành cho AI PC cũng góp phần thúc đẩy đà tăng trưởng.

Mảng tiêu dùng ghi nhận tín hiệu trái chiều: dòng laptop tầm trung có mức tăng trưởng ổn định, nhưng nhu cầu với các mẫu cao cấp lại yếu đi ở các thị trường phát triển.

Lenovo, Apple, Asus bứt phá

pc shipment counterpoint.png
Thị phần lô hàng PC toàn cầu Quý 2, dẫn đầu là Lenovo, HP, Dell, Apple và Asus. Ảnh: Counterpoint

Trong cuộc đua thị phần, Lenovo tiếp tục dẫn đầu, chiếm khoảng 25% tổng lượng hàng xuất xưởng toàn cầu, nhờ chiến lược dự trữ hàng trước thời điểm điều chỉnh thuế và tận dụng nhu cầu thay thế máy Windows cũ.

Apple và Asus cũng ghi nhận mức tăng trưởng trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Apple hưởng lợi từ dòng MacBook M4 mới, còn Asus thành công nhờ phân khúc AI PC.

Trong khi đó, HP và Dell tiếp tục giữ vị trí trong top 5 nhưng chịu áp lực cạnh tranh giá từ các đối thủ nhỏ hơn.

Rủi ro thuế quan phủ bóng triển vọng cuối năm

Dù đạt kết quả tích cực trong Quý 2, các chuyên gia cảnh báo nửa cuối năm 2025 có thể chứng kiến sự sụt giảm doanh số do các bất ổn về thuế quan từ phía Mỹ. Phần lớn hoạt động sản xuất PC vẫn tập trung tại Trung Quốc – điều này khiến các hãng dễ bị ảnh hưởng bởi các chính sách thuế mới.

Mỹ đã có động thái tạm thời gỡ bỏ một số loại thuế với laptop, nhưng những tuyên bố gần đây về việc áp thuế bổ sung với linh kiện bán dẫn và thiết bị công nghệ có thể tạo ra cú sốc tiếp theo cho toàn ngành.

Để giảm thiểu rủi ro, các nhà sản xuất PC – đặc biệt là các đối tác ODM (nhà sản xuất thiết kế gốc) và EMS (dịch vụ sản xuất điện tử) – đang đẩy mạnh chuyển dịch sản xuất sang các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ và Mexico, phản ánh chiến lược dài hạn nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

Ngoài ra, Counterpoint dự báo laptop AI sẽ chiếm hơn 50% số laptop xuất xưởng từ năm 2026 trở đi. Những nhà sản xuất đầu tư sớm vào hệ sinh thái phần mềm, định giá cạnh tranh và cơ sở sản xuất linh hoạt sẽ có lợi thế rõ rệt trong làn sóng nâng cấp tiếp theo.

Các tin khác

Đồng USD tăng giá mạnh trở lại

Đồng USD đang hướng đến tuần tăng giá thứ hai liên tiếp, nhờ các số liệu kinh tế tích cực từ Mỹ làm giảm kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ sớm hạ lãi suất. Trong khi đó, thị trường tiền tệ và tài sản kỹ thuật số biến động nhẹ, còn tình hình chính trị Nhật Bản có thể làm thay đổi cục diện thương mại với Mỹ.

Con trai sinh năm 2007 gọi điện yêu cầu chuyển khoản 300 triệu để "trả nợ": Người mẹ nhất quyết không chuyển và đến công an trình báo

Bị các đối tượng lừa đảo thao túng, em M (sinh năm 2007) đã gọi điện cho gia đình, nói rằng mình thua bạc trên mạng và phải chuyển khoản 300 triệu. Thấy người mẹ không chuyển tiền, các đối tượng lại yêu cầu M đóng giả như bị bắt cóc đòi tiền chuộc.

TP.HCM sẽ phủ biển báo phát sáng khắp các tuyến đường

Qua ghi nhận hơn 15 ngày triển khai việc lắp đặt, hệ thống biển báo giao thông phát sáng ghi nhận đã mang lại hiệu quả cảnh báo, giúp người điều khiển phương tiện tăng cường sự tập trung và chú ý quan sát.