Xã hội

Căn bệnh khiến người cha trẻ nằm viện 2 năm, chưa một lần được ẵm con mới sinh

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM cho biết đang điều trị cho 2 bệnh nhân viêm não Nhật Bản, trong đó một trường hợp đặc biệt nặng là anh V.C.T. (26 tuổi, quê An Giang).

Theo TS-BS Hồ Đặng Trung Nghĩa, Trưởng Khoa Nhiễm Việt - Anh, anh T. nhập viện gần 2 năm qua, đến nay vẫn phải thở máy, liệt hoàn toàn tay chân, chỉ có thể ra hiệu bằng mắt. Anh T. bị chẩn đoán có khả năng di chứng suốt đời và rất khó hồi phục.

"Thời điểm anh T. mắc bệnh, vợ anh đang mang thai. Đến nay, người cha trẻ vẫn chưa một lần được bế con" – bác sĩ Nghĩa bùi ngùi.

Căn bệnh khiến người cha trẻ nằm viện 2 năm, chưa một lần được ẵm con mới sinh- Ảnh 1.

Bệnh nhân vẫn phải thở máy 2 năm sau khi mắc bệnh viêm não Nhật Bản

Ngoài anh T., Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM đang điều trị một bệnh nhân 33 tuổi (ngụ TP HCM) mắc viêm não Nhật Bản từ đầu mùa hè. Sau 2 tháng điều trị, bệnh nhân cai được máy thở nhưng vẫn còn suy kiệt, teo cơ, yếu nửa người và phải điều trị dài ngày.

Một bệnh nhân khác khoảng 20-22 tuổi từng nhập viện hồi tháng 5, sau điều trị đã xuất viện. Tuy nhiên, không lâu sau, người này tái nhập viện vì sốt và đau đầu. Các xét nghiệm không phát hiện tác nhân gây bệnh, bệnh nhân được chuyển viện với chẩn đoán viêm não tự miễn.

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, lây truyền qua muỗi Culex sau khi đốt các loài chim hoang dã hoặc gia súc như heo, bò, ngựa… Khi vào cơ thể, virus viêm não Nhật Bản theo đường máu tấn công lên não, gây tổn thương thần kinh nặng nề.

Theo bác sĩ Nghĩa, bệnh khởi phát với triệu chứng sốt, đau đầu, sau đó lbệnh nhân ơ mơ, gồng cứng cơ, co giật, hôn mê. Để chẩn đoán chính xác, cần làm xét nghiệm máu và dịch não tủy.

Tại các quốc gia có dịch lưu hành, phần lớn bệnh nhân là trẻ em dưới 15 tuổi, song người lớn vẫn có thể mắc bệnh. Tại Việt Nam, khoảng 40% trường hợp viêm não ở trẻ là do virus viêm não Nhật Bản, trong khi người 25-30 tuổi chiếm khoảng 5%.

Tỉ lệ tử vong trung bình do bệnh này từ 20-30%. Trong số bệnh nhân sống sót, 30-50% bị di chứng nặng như liệt, rối loạn tâm thần, ngôn ngữ, co giật, nằm liệt giường… Riêng tại Khoa Nhiễm Việt-Anh, tỉ lệ tử vong khoảng 10-20% nhưng tỉ lệ di chứng lên tới 70%.

"Viêm não Nhật Bản là gánh nặng lớn không chỉ với người bệnh mà cả ngành y tế và xã hội" – BS Nghĩa nhấn mạnh.

Phòng ngừa bệnh ra sao?

Hiện bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin đầy đủ. Vắc-xin viêm não Nhật Bản hiện có trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Với chương trình mở rộng, cần tiêm đủ 3 mũi cơ bản, sau đó tiêm nhắc mỗi 3 năm. Người không tiêm hoặc tiêm không đầy đủ có nguy cơ mắc bệnh và để lại biến chứng nặng. Ngoài ra, người dân cũng có thể lựa chọn vắc-xin từ hệ thống tiêm chủng dịch vụ.

Bác sĩ Nghĩa khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ em, nên rà soát lịch tiêm chủng và tiêm bổ sung nếu thiếu để chủ động phòng ngừa viêm não Nhật Bản.


Các tin khác

Những người không nên uống cà phê

Cà phê là thức uống được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng có thể uống được, dưới đây là những người không nên uống cà phê.

Đồng USD tăng giá mạnh trở lại

Đồng USD đang hướng đến tuần tăng giá thứ hai liên tiếp, nhờ các số liệu kinh tế tích cực từ Mỹ làm giảm kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ sớm hạ lãi suất. Trong khi đó, thị trường tiền tệ và tài sản kỹ thuật số biến động nhẹ, còn tình hình chính trị Nhật Bản có thể làm thay đổi cục diện thương mại với Mỹ.

Con trai sinh năm 2007 gọi điện yêu cầu chuyển khoản 300 triệu để "trả nợ": Người mẹ nhất quyết không chuyển và đến công an trình báo

Bị các đối tượng lừa đảo thao túng, em M (sinh năm 2007) đã gọi điện cho gia đình, nói rằng mình thua bạc trên mạng và phải chuyển khoản 300 triệu. Thấy người mẹ không chuyển tiền, các đối tượng lại yêu cầu M đóng giả như bị bắt cóc đòi tiền chuộc.

TP.HCM sẽ phủ biển báo phát sáng khắp các tuyến đường

Qua ghi nhận hơn 15 ngày triển khai việc lắp đặt, hệ thống biển báo giao thông phát sáng ghi nhận đã mang lại hiệu quả cảnh báo, giúp người điều khiển phương tiện tăng cường sự tập trung và chú ý quan sát.