Xuất thân trong một gia đình nghèo khó song "ông hoàng kinh doanh" của Nhật Bản, Kazuo Inamori không phàn nàn mà từng bước đảo ngược vận mệnh của cuộc đời mình.
Từ 2 bàn tay trắng, ông thành lập Kyocera và Second Telecom, cả 2 đều nằm trong số 500 công ty hàng đầu thế giới. Năm 77 tuổi, Inamori tiếp quản và hồi sinh Japan Airlines, đưa lợi nhuận hàng năm của hãng hàng không vọt lên vị trí số 1 thế giới.
Trong nửa sau của cuộc đời, vị tỷ phú này đã viết lại những triết lý sống bằng những chiêm nghiệm thực tế sâu sắc của bản thân. Ông cho rằng ở nơi làm việc những người chỉ làm cho xong việc và người làm tốt công việc được giao sẽ dẫn đến 2 cuộc đời hoàn toàn trái ngược nhau.
Kazuo Inamori từng nói rằng: "Nếu bạn thực sự làm việc chăm chỉ mỗi ngày và phát huy sự cao thượng, thì một cuộc sống tốt đẹp sẽ nằm trong tầm tay của bạn".
Ảnh: Internet
100% nỗ lực nên được đưa ra khi thực hiện bất kỳ công việc nào
Kazuo Inamori cho biết ông thường xuyên nghe được những câu phàn nàn như: "Ông chủ của chúng tôi yêu cầu làm điều này, điều kia mỗi ngày và nhiều thứ cứ lặp đi lặp lại, thật khó chịu. Ông nghĩ tôi nên làm gì?". Mỗi khi nghe được điều này, Inamori thường nói với họ rằng:
"Vậy có bao giờ bạn nghĩ tại sao ông chủ lại yêu cầu bạn làm đi làm lại cùng một việc, ngoại trừ công việc cơ bản hàng ngày không? Có phải bạn đã làm không tốt trong lần thực hiện đầu tiên hay không? Khi kết quả không vừa ý, vậy bạn có muốn làm lại không?"
Khi đưa ra câu hỏi ngược lại, ông thường không nhận được câu trả lời. "Họ chỉ biết rằng họ đã làm xong nhưng không biết đã làm tốt như thế nào?"
Vì vậy khi nói mình luôn bận rộn với công việc hàng ngày nhưng không được sếp chú ý, phải chăng bạn chỉ đang làm với nhiệm vụ được giao mà bỏ đi kết quả. Mặc dù chỉ khác nhau giữa "làm" và "làm tốt" song bản chất của hai từ này là khác nhau.
Mấu chốt của việc một nhân viên có được trọng dụng trong công ty là việc anh ta có coi trọng kết quả "làm tốt" hay không? Vậy nên khi bắt đầu làm bất kì công việc gì hãy nỗ lực 100% nhằm mang lại kết quả mỹ mãn. Nếu trì hoãn và làm đối phó, sếp có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện lại cho đến khi đáp ứng yêu cầu. Điều này không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn ảnh hưởng đến nhận xét, đánh giá năng lực của cấp trên về bạn.
Nhiều người nghĩ rằng bạn làm tốt 99,9% và một người hoàn thành 100% thì kết quả không khác nhau là mấy. Song thực tế không phải vậy. Làm việc cũng giống như chơi một trò chơi, có kẻ thắng, người thua. Nếu tất cả mọi người đều đạt mức 99,9%, chắc chắn ai kiên trì và làm tốt 0,1% còn lại sẽ là kẻ chiến thắng. Vậy nên chỉ cách nhau một con số rất nhỏ đã làm nên sự khác biệt giữa một nhân viên được vinh danh và một nhân viên không được khoản thưởng nào.
Ảnh: Internet
Ba quy tắc vàng
Để khắc phục kết quả 99,9%, Inamori đã nhắc đến 3 quy tắc vàng để bạn không chỉ "làm" mà còn là "làm tốt"
Quy tắc 1: Sửa tâm lý "gần như"
Hãy nhìn vào những công ty có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường và đặt câu hỏi tại sao họ lại đứng vững cả trăm năm và tồn tại lâu đến như vậy? Inamori giải thích vì họ không chỉ phấn đấu cho chất lượng sản phẩm mà còn phấn đấu cho sự xuất sắc trong quản lý con người. Họ không bao giờ cho phép nhân viên của mình có tâm lý "gần như" khi làm việc.
Trong một xã hội sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt như hiện nay. Nếu muốn được công nhận và khen thưởng, bạn phải nghiêm khắc với chính mình. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo làm tốt bất kỳ công việc gì được giao thay vì chỉ làm cho xong.
Quy tắc 2: Xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn trong quá trình thực hiện
Trong thời đại ngày nay, mong muốn của mọi người về công việc không chỉ đơn giản là công cụ kiếm tiền. Với công việc đang làm, tất cả chúng ta đều kỳ vọng có thể bứt phá, tạo nên sự khác biệt. Nếu đã xác định lý tưởng như vậy việc thực hiện tốt điều được giao không chỉ mang lại bạn một kết quả như ý mà còn giúp tạo dựng được thương hiệu của riêng bạn. Việc này giúp giá trị của bạn được khẳng định và nâng cao ở môi trường làm việc.
Quy tắc 3: Chịu trách nhiệm về bản thân và kết quả của mình
Suy cho cùng, một kết quả kém là biểu hiện sự vô trách nhiệm của một người đối với bản thân và công việc được giao. Người như vậy rất khó nâng cao khả năng cạnh tranh ở nơi làm việc. Vì cơ sở để xác định tính cạnh tranh là biểu hiện của kết quả. Nếu kết quả không tốt thì một bản vẽ bạn cho rằng mình đã vất vả để có được cũng chỉ là một tờ giấy vụn. Kết quả cuối cùng mà bạn tạo ra cho công ty không có giá trị rốt cục cũng chỉ là sự lãng phí nguồn lực.