Phong cách sống

Ở nhà chỉ làm nội trợ và không có thu nhập, đây là cách người mẹ này bắt tay vào quản lý tài chính

1. Ảnh hưởng của gia đình, tôi đã hình thành thói quen tiết kiệm tiền từ khi còn nhỏ

Từ nhỏ điều kiện gia đình tôi rất nghèo, ăn không ngon, có khi chỉ được ăn cháo với chút muối. Quần áo có cái còn được vá lại. Tôi thậm chí còn không đi học trung học vì không có tiền. Đã nếm trải cảm giác khó khăn khi không có tiền, tôi nghĩ phải kiếm càng nhiều tiền càng tốt và tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt.

Không ngoa khi nói rằng từ khi 8 tuổi, tôi đã làm nhiều công việc khác nhau để kiếm tiền, chẳng hạn như may ô, chuyển gạch, hái chè,... Thế nên tôi không dám tiêu một xu tùy tiện. Khi lên tới trung học, tôi tiêu không quá 5 nhân dân tệ (gần 20 nghìn) một ngày. Nhiều khi bụng cồn cào vì đói, tôi chỉ biết chịu đựng.

Ở nhà chỉ làm nội trợ và không có thu nhập, đây là cách người mẹ này bắt tay vào quản lý tài chính - Ảnh 1.

Đã nếm trải cảm giác khó khăn khi không có tiền, tôi nghĩ phải kiếm càng nhiều tiền càng tốt và tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt.


Bằng cách này sau một học kỳ, tôi đã có thể tiết kiệm được gần 1.000 nhân dân tệ (3,5 triệu) nhờ tiền trợ cấp của trường cộng với tiền kiếm được của bản thân và một ít tiền từ cha cho để tiêu vặt. Vào kì nghỉ hè, tôi mang số tiền đó về đưa cho bố. Có thể nói do ảnh hưởng từ nguồn gốc gia đình nên tôi đã hình thành thói quen tiết kiệm tiền từ khi còn nhỏ.

Tôi đã duy trì thói quen này cho đến hiện tại. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tiết kiệm tiền là một phần của quản lý tài chính. Sau này khi học quản lý tài chính một cách có hệ thống thì tôi nhận ra rằng bản thân đã có ý thức về tài chính từ rất sớm. Và vì thói quen tốt này mà tôi đã có thể tiến vào con đường quản lý tài chính một cách suôn sẻ.

2. Sau khi kết hôn, nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của đồng tiền

Khi mới lấy chồng, tôi đã đưa cho anh ấy tất cả số tiền tôi dành dụm được. Thậm chí tôi còn có chút viển vông khi nghĩ rằng: "Anh ấy có trách nhiệm chu cấp tiền bạc cho gia đình, còn tôi có trách nhiệm làm đẹp cho cuộc sống của chúng tôi" .

Thực tế đã đến với tôi rất sớm. Khi tôi trở thành bà mẹ toàn thời gian nên không có thu nhập tài chính, và xảy ra một số mâu thuẫn. Tôi mới nhận ra rằng, phụ nữ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì cũng phải có tiền trong tay. Tôi bắt đầu tìm kiếm tất cả các loại công việc bán thời gian trên mạng và thử mọi cách để kiếm tiền.

Ở nhà chỉ làm nội trợ và không có thu nhập, đây là cách người mẹ này bắt tay vào quản lý tài chính - Ảnh 2.

Phụ nữ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì cũng phải có tiền trong tay.


Vào thời điểm đó, tôi phát hiện ra rằng mình có thể làm rất nhiều công việc bán thời gian, và tôi đã mơ về việc kiếm tiền trong lĩnh vực chứng khoán. Vì vậy, tôi đã thử nghiệm với một ít tiền. Vì số tiền gốc ít ỏi cộng với việc tôi không hiểu gì khi mới làm quen với chứng khoán nên giấc mơ kiếm tiền bằng cách đầu tư vào chứng khoán đã tan thành mây khói.

Tôi đang rất băn khoăn và lo lắng khi tìm việc làm thêm trên mạng thì tình cờ đọc được một bài báo nói rằng người bình thường cũng có thể viết lách và kiếm tiền. Vì vậy, tôi bắt đầu cố gắng viết. Bởi vì tôi quan tâm đến quản lý tài chính và đã đọc rất nhiều sách, nghiên cứu rất nhiều phương pháp và viết rất nhiều bài về lĩnh vực này nên tôi đã may mắn được trở thành tác giả của một số nền tảng quản lý tài chính.

Vì vậy, tôi đã có một số thu nhập nhất định, và tôi không chi tiêu ngay. Thế nên mỗi khi phí bản thảo đến, tôi có thể tiết kiệm được gần hết số tiền đó. Bằng cách này tôi có thêm vốn đầu tư cho bản thân.

Sau này, cửa hàng của chồng tôi kinh doanh kém, tôi vẫn cố gắng hết sức để dành dụm 50% thu nhập hàng tháng.

3. Tiết kiệm tiền là chuyện bình thường như ăn và ngủ

Ở nhà chỉ làm nội trợ và không có thu nhập, đây là cách người mẹ này bắt tay vào quản lý tài chính - Ảnh 3.

Viết lách mang lại thu nhập chủ động cho tôi, và quản lý tài chính mang lại thu nhập thụ động cho tôi, điều đó tương đương với hai chân khiến tôi ngày càng đi xa hơn trong cuộc sống.


Thành thật mà nói, điều đã đưa tôi đến với con đường quản lý tài chính là tình yêu với tiền bạc. Mỗi khi tôi nhìn thấy thu nhập của mình (các khoản phí bán thời gian khác nhau và lợi nhuận tài chính), nó sẽ chữa khỏi 99% bất hạnh mà tôi đang đối mặt trong cuộc sống.

Cuối cùng, tôi muốn chia sẻ một câu nói của Charlie Munger: "Tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời, tôi đã xác định trở thành một người giàu có. Đó không phải là vì tình yêu tiền bạc, đó là cảm giác độc lập tài chính. Tôi thích có thể được tự do. Hãy nói lên tiếng nói của bạn và không bị lung lay bởi ý muốn của người khác".

Bài viết ghi lại từ chia sẻ của bà mẹ trẻ tên Bailing, hiện đang sống tại Phúc Kiến, Trung Quốc.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm