Lưu Vũ Hoàn từng là một phi công xuất sắc trong Không quân Trung Quốc, bà tốt nghiệp Học viện Hàng không Trường Xuân năm 1993, là một trong những nữ phi công đầu tiên ở Trung Quốc tốt nghiệp cử nhân và được phép bay từ năm 1991. Sau khi nghỉ hưu từ Lực lượng Không quân, Lưu Vũ Hoàn chuyển đến China Southern và là nữ cơ trưởng đầu tiên trong lịch sử của China Southern Airlines.
Theo dữ liệu chính thức, tính đến năm 2021, có tổng cộng 1.011 nữ phi công có giấy phép phi công hàng không dân dụng hợp lệ do Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc cấp, trong đó có 982 nữ phi công Trung Quốc. Có một số lý do khiến số lượng phi công nữ thấp, nhưng có hai lý do nổi bật.
Một là do ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, nhiều người quan niệm rằng chỉ có đàn ông mới có thể trở thành phi công. Thứ hai là vì thể chất, không thể phủ nhận rằng thực sự có một khoảng cách lớn giữa cơ thể của phụ nữ và nam giới, và phi công, với tư cách là một nghề có yếu tố rủi ro cao, có yêu cầu rất cao đối với người hành nghề.
Trong chương trình đặc biệt của CCTV Đi Bộ Đến Cơ Sở, nữ cơ trưởng đầu tiên trong lịch sử của China Southern Airlines Lưu Vũ Hoàn đã tham gia phỏng vấn và tiết lộ những góc khuất ít ai biết đằng sau công việc này.
Chi phí đào tạo lên đến 70.000 USD, bắt buộc phải chạy 3000m/ngày
Tưởng tượng đẹp đẽ nhưng hiện thực lại tàn khốc, làm một nghề có hệ số rủi ro cao, độ khó tuyển chọn nhân sự đương nhiên rất cao.
Học viện Không quân lúc đó tuy tuyển sinh cả nước nhưng chỉ tuyển được 150 người, tỷ lệ xét tuyển ngang với kỳ thi tuyển công chức quốc gia hiện nay.
Ngoài ra, so với các trường khác chỉ cần kiểm tra kiến thức lý thuyết, lý thuyết chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ ở các trường Không quân, các bài kiểm tra nghiêng về thực hành hơn như kiểm tra thể lực, kiểm tra năng lực học đường, kiểm tra năng lực học đường hàng không.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm phi công, thể chất của Lưu Vũ Hoàn tốt hơn người bình thường. Tuy nhiên, để không bị loại trong bài kiểm tra thể chất, cha của bà đã lên một kế hoạch tập luyện nghiêm ngặt cho con gái mình.
Ví dụ, cha bà lắp đặt một chiếc ghế xoay trong sân yêu cầu bà phải xoay chiếc ghế xoay vài lần mỗi ngày để thích nghi với cảm giác không trọng lượng trong không khí. Ngoài ra, mẹ của Vũ Hoàn cũng yêu cầu hai mẹ con phải chạy bộ buổi sáng mỗi ngày, quãng đường được tính khi khởi hành từ nhà, chạy 1.500 mét vào rừng rồi quay trở lại, quãng đường khứ hồi là 3.000 mét. Đồng thời, Lưu Vũ Hoàn cũng phải tập luyện chống đẩy 100 cái mỗi ngày trước khi ngủ.
Không chỉ vậy, giai đoạn huấn luyện bay ở nước ngoài chiếm nhiều chi phí nhất khoảng 70.000 USD/ người, ngoài ra chưa kể đến học phí của giai đoạn huấn luyện lý thuyết, huấn luyện phối hợp tổ bay. Trong trường hợp quá trình học không suôn sẻ, học viên phải học lại thì mức học phí sẽ còn tăng thêm nữa.
Cộng thêm các chi phí đi lại, ăn ở, huấn luyện thêm trong thời gian học bay tại nước ngoài, một học viên sẽ cần đầu tư khoảng gần 100.000 USD để trở thành phi công dân dụng.
Đối mặt với thử thách lớn như vậy, Lưu Vũ Hoàn vẫn chọn kiên định với ước mơ của mình và trở thành phi công của lực lượng không quân, khi đó bà mới 18 tuổi.
Quá trình huấn luyện trong học viện bay chắc chắn là nhàm chán và gian khổ, nhiều người đã rời học viện bay vì không chịu nổi quá trình huấn luyện áp lực cao, nhưng Lưu Vũ Hoàn vẫn kiên trì, cuối cùng trở thành phi công vẻ vang của Lực lượng Không quân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Từ Không quân trở thành nữ Đại úy và kinh nghiệm đắt giá sau những chặng bay
Năm 2003, Lưu Vũ Hoàn kết thúc sự nghiệp bay 7 năm của mình và giải ngũ khỏi Lực lượng Không quân, sự chia cắt của gia đình bà ở hai nơi cuối cùng cũng kết thúc.
Tuy nhiên, giải ngũ khỏi lực lượng không quân không có nghĩa là bà sẽ rời bỏ ước mơ của mình. Vì vậy nữ phi công quyết định thay đổi nghề nghiệp từ Lực lượng Không quân để trở thành một cơ trưởng cho hãng China Southern Airlines.
Là công ty hàng không dân dụng lớn nhất Trung Quốc, China Southern Airlines có những yêu cầu khắt khe nhất đối với nhân viên bay, để đáp ứng yêu cầu của China Southern Airlines, Lưu Vũ Hoàn phải bắt đầu với kỳ huấn luyện mới.
Với kinh nghiệm từng lái máy bay quân sự, nhưng khi phải lái một chiếc máy bay dân dụng cỡ lớn, bà không chỉ phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình mà còn phải đối mặt với tính mạng của hàng nghìn người trên máy bay, điều này yêu cầu phải có một tâm lý cực kỳ tốt và ổn định.
Một số yêu cầu cơ bản khác về ngoại hình bao gồm chiều cao, cân nặng khá tương đương với tiếp viên, như từ 1,6m với nữ và 1,65m với nam, nặng tối thiểu 48 kg với nữ và 54 kg với nam.
Ngoài ra, việc thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là điều kiện tiên quyết bắt buộc phải có. Ngay từ đầu, tất cả các giáo trình dạy học của phi công đều viết bằng tiếng Anh, các giáo sư chủ yếu cũng là người nước ngoài. Đó là chưa kể hệ thống nút bấm trên máy bay được kí hiệu hoàn toàn bằng tiếng Anh nữa.
Trong quá trình bay ở các đường bay quốc tế, phi công là người nghe chỉ dẫn bay của các trạm không lưu ở các nơi, thông báo về lượng nhiên liệu cần thiết, kiểm tra tình trạng máy bay trước khi bay… Chính vì thế 99% phi công phải có khả năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo mới có thể đảm nhiệm được tốt công việc này.
Hiện nay, yêu cầu trình độ tiếng Anh đầu vào tối thiểu đối với học viên phi công là 550 điểm TOEIC hoặc tương đương, đặc biệt chú trọng khả năng Nghe và Nói.
"Bên cạnh những yêu cầu bắt buộc, chúng tôi còn phải trải qua việc không được uống nước trong chuyến bay, tránh xa các thiết bị điện tử và cấm trò chuyện ở độ cao thấp hơn 3.050m"
Bà cũng tiết lộ thêm việc phải thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím gây hại khi bay sẽ dễ mắc bệnh ung thư da cao gấp đôi người bình thường.
Mặc dù các tia cực tím bước sóng ngắn UVB không thể dễ dàng xuyên qua các ô cửa sổ bằng kính hoặc nhựa, nhưng các tia cực tím bước sóng dài UVA nhiều khả năng có thể làm được điều này. Cả 2 loại tia UV đều có thể khiến da lão hóa và bị ung thư. Việc tiếp xúc nguy hiểm xảy ra do lớp kính chắn gió của máy bay, với cấu tạo từ nhựa polycarbonate hoặc thủy tinh hỗn hợp nhiều lớp, không hoàn toàn ngăn chặn được bức xạ cực tím UVA.
"Đúng là trong mắt người ngoài, dù là phi công không quân hay cơ trưởng hàng không dân dụng, đều là một công việc hào nhoáng, nhưng chỉ những ai ở trong đó mới hiểu đây không chỉ là công việc, mà còn là lý tưởng cả đời", nữ phi công Lưu Vũ Hoàn nói.
Nữ phi công Lưu Vũ Hoàn đã vượt qua khoảng cách ngoại hình và biến những nghi ngại xung quanh thành động lực để trở thành cơ trưởng hàng không dân dụng "đắt giá" nhất của China Southern Airlines.