Công nghệ

Nỗi đau ngành chip - khan hiếm hóa dư thừa

Đại dịch từng gây gián đoạn nặng nề với chuỗi cung ứng và tăng gánh nặng cho các dây chuyền sản xuất bán dẫn khi nhiều người phải làm việc ở nhà và cần mua sắm thiết bị điện tử. Điều đó dẫn tới nhu cầu tăng vọt với các hãng sản xuất chip nhớ như Samsung, SK Hynix, Micron. Tình trạng khan hiếm chip nói riêng và sản phẩm tiêu dùng nói chung kéo dài đến nửa đầu 2022. Thiếu hụt chip cũng ảnh hưởng tới dây chuyền sản xuất ôtô và nhiều hãng lớn phải cắt giảm đáng kể sản lượng.

Nguồn cung và cầu với một số loại chip dần cân bằng trong hơn một năm qua, nhưng nhiều lĩnh vực đang chứng kiến tình trạng khan hiếm hóa thành dư thừa.

Quá nhiều chip nhớ

Hai loại chip đang thừa nhiều nhất hiện là NAND và DRAM, được dùng cho bộ nhớ RAM, thiết bị di động và ổ cứng thể rắn.

Chip NAND và DRAM trên ổ SSD của Samsung. Ảnh: Samsung

Chip NAND và DRAM trên ổ SSD của Samsung. Ảnh: Samsung

Tình trạng này diễn ra khi các công ty tích trữ lượng lớn chip phòng trường hợp nguồn cung khan hiếm, nhưng nền kinh tế chững lại khiến nhu cầu mua sắm sụt giảm mạnh. Nhu cầu với smartphone và laptop đã đi xuống đáng kể, đặc biệt là sau khi người tiêu dùng đã mua đủ thiết bị trong đại dịch.

"Các nhà sản xuất thiết bị ngừng đặt hàng chip, tập trung vào bán sản phẩm tồn kho. Điều này tác động đến toàn bộ chuỗi cung ứng, khi nhu cầu rất cao thời đại dịch bỗng nhiên biến mất", Peter Hanbury, chuyên gia tại công ty tư vấn Bain & Company, nói.

Hanbury nói rằng một số loại chip được chế tạo cho mục đích cụ thể và không dễ thay đổi cho nhiệm vụ khác. "Thời gian chờ đợi và giá của chúng đã cải thiện, nhưng vẫn ở mức rất cao", ông cho hay.

Từ tăng lợi nhuận đến sụt giảm doanh thu

Tình trạng khan chip trong đại dịch từng khiến giá linh kiện tăng mạnh và mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà sản xuất. Tuy nhiên, Samsung, SK Hynix và Micron đều đang trải qua giai đoạn khó khăn thời hậu Covid-19.

Samsung hôm 27/7 thông báo lợi nhuận quý II/2023 giảm 95% so với cùng kỳ năm ngoái. SK Hynix cũng báo lỗ, trong khi TSMC - xưởng đúc chip lớn nhất thế giới - cho biết doanh thu quý vừa qua giảm 23,3% so với năm trước, đánh dấu lần đầu lợi nhuận quý của hãng suy giảm trong vòng bốn năm qua.

Thị trường máy tính cá nhân được dự báo tiếp tục ảm đạm, nhiều khả năng tác động đến Samsung, SK Hynix và Micron. TSMC có vị thế tốt hơn nhờ cung cấp chip cho cả smartphone, nhưng cũng chịu nhiều áp lực. "Thị trường smartphone là nguồn thu lớn nhất của TSMC. Nó chưa có dấu hiệu đi lên thời gian tới", Sze Ho Ng, nhà phân tích thuộc công ty China Renaissance Securities tại Hong Kong, cảnh báo.

Nhiều hãng sản xuất công bố cắt giảm sản lượng nhằm tăng giá bán và hạn chế nguồn cung cho thị trường. Samsung và các đối thủ đều dự báo nhu cầu toàn cầu sẽ phục hồi trong nửa sau 2023. Trong khi đó, TSMC nhận định các khách hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh kho dự trữ thiết bị. "Tôi nghĩ TSMC có cơ hội tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng mức độ phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường vĩ mô", nhà phân tích Ng nói thêm.

(theo CNBC)

Các tin khác

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Cập nhật KQKD quý II: Ngành thép vẫn khó, nhà thầu xây dựng chật vật, doanh nghiệp cá tra lao đao

Trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp ngành dược, mía đường vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ thậm chí báo lãi cao kỷ lục. Một số đơn vị có lợi nhuận đột biến thậm chí thoát lỗ quý II nhờ các khoản thu tài chính như thoái vốn, cổ tức.