Tài chính

Nợ công 36 nghìn tỷ USD, các trái chủ bán tháo trái phiếu Mỹ

Nợ công 36 nghìn tỷ USD, các trái chủ bán tháo trái phiếu Mỹ- Ảnh 1.

Trước thềm lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump ở Nhà Trắng vào ngày 20/01/2025 tới, sự rời đi của chính quyền cũ thuộc Đảng Dân chủ, cùng với sự không chắc chắn sắp tới về các biện pháp kinh tế của tân chính quyền của Đảng Cộng hòa, một số chủ sở hữu trái phiếu Mỹ đang tích cực loại bỏ chúng.

Hiện nay, các đối tác nước ngoài chiếm 23,35% tổng nợ của Mỹ. Các trái chủ có ảnh hưởng nhất là Nhật Bản (1 nghìn tỷ USD - 3,5%) và Trung Quốc (750 tỷ USD - 2,8%).

Theo số liệu thống kê của các cơ cấu tài chính có uy tín, trong quý 3 năm nay, người Nhật đã bán trái phiếu chính phủ Mỹ với giá trị 61,9 tỷ USD và người Trung Quốc đã bán số trái phiếu có giá trị 51,3 tỷ USD.

Các quỹ đầu tư và công ty tài chính toàn cầu nêu lý do Tokyo và Bắc Kinh thực hiện các biện pháp này do mức nợ quốc gia của Mỹ đã tăng cao kỷ lục, lên tới con số 36 nghìn tỷ USD, điều mà mới chỉ cách đây khoảng 5 năm không một ai dám nghĩ tới.

Vào thời điểm chỉ sáu năm về trước, khoản nợ quốc gia của Hoa Kỳ mới chỉ là 20 nghìn tỷ USD, nhưng cho đến nay, nó đã tăng lên 1,75 lần; đồng thời tổng nợ cao gấp 1,3 lần so với GDP của Mỹ năm 2023 (khoảng 27 nghìn tỷ USD).

Vào thời điểm đó cũng đã có những cảnh báo rất nghiêm túc về bong bóng nợ công của Mỹ nhưng nó không được chính quyền Washington cân nhắc một cách nghiêm túc, thậm chí là Quốc hội Mỹ còn liên tiếp nâng trần nợ công để tránh cho đất nước không lâm vào tình trạng phải tuyên bố vỡ nợ.

Ngoài vấn đề nợ công của Mỹ, các chính quyền Bắc Kinh và Tokyo cũng lo ngại về sự thiếu ổn định kinh tế do đảng Cộng hòa lên nắm quyền và các sáng kiến theo kiểu không thể lường trước của ông Donald Trump.

Ngoài ra, các trái chủ Mỹ nằm trong nhóm “có nguy cơ đối đầu” như Trung Quốc, cũng không loại trừ khả năng tài sản của họ bị phong tỏa, giống như những gì đã xảy ra với dự trữ vàng và ngoại hối của Nga.

Xuất phát từ những lo ngại như vậy, các nhà đầu tư đang tìm kiếm “nơi trú ẩn an toàn” để bảo toàn và phát triển nguồn vốn của mình và một tài sản thay thế trái phiếu Mỹ đang dần dần ổn định, đó là vàng, loại kim loại quý hiếm vốn đã tăng giá 1/3 kể từ cuối năm ngoái.

The Economist viết rằng, việc vàng lên ngôi phần lớn là do việc ngân hàng trung ương của một số quốc gia chuyển sang thu mua loại kim loại này; ngoài ra, sự quan tâm đến vàng được thúc đẩy bởi sự phổ biến ngày càng giảm của đồng dollars Mỹ và xu hướng toàn cầu này đang có đà tăng trưởng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm