1. Ngủ không đủ giấc
Đôi khi, chúng ta thường làm một số điều mà chúng ta biết rằng nó không tốt cho sức khỏe. Một trong những thói quen đó có thể ảnh hưởng xấu tới não bộ, ví dụ như ngủ không đủ giấc.
Ngủ không đủ giấc có thể là nguyên nhân của chứng sa sút trí tuệ, bao gồm cả bệnh Alzheimer.
Do đó, tốt hơn hết bạn nên ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Nếu bạn khó ngủ, hãy cố gắng tránh uống rượu, caffeine và tránh dùng đồ điện tử vào buổi tối trước giờ đi ngủ.
2. Không có sự kết nối xã hội
Kết nối xã hội có vai trò quan trọng với não bộ. Ảnh minh hoạ.
Những mối quan hệ trong xã hội vẫn luôn là điều quan trọng với bất cứ ai. Vấn đề không phải là bạn có bao nhiêu người bạn trên mạng xã hội mà là bạn có bao nhiêu mối quan hệ thực sự thường xuyên có tương tác.
Những người chỉ có một vài người bạn thân cũng có thể hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn. Họ sẽ ít có nguy cơ mắc các vấn đề suy giảm trí não và bệnh Alzheimer.
Nếu bạn cảm thấy cô đơn, hãy gọi cho những người bạn của mình để cùng có một buổi hẹn hò, làm một điều gì đó mới mẻ, chẳng hạn như cùng đi khiêu vũ, đánh cầu lông…
3. Ăn vặt quá nhiều
Những loại thực phẩm không tốt cho não bộ. Ảnh minh hoạ.
Một phần của não bộ có chức năng ghi nhớ, học tập và quyết định các vấn đề về sức khoẻ tâm thần.
Theo chuyên trang sức khoẻ WebMD, những người thường xuyên ăn nhiều đồ ăn nhanh như bánh mì kẹp, khoai tây chiên, nước ngọt thì diện tích phần não bộ này của họ sẽ nhỏ hơn những người thường xuyên ăn các loại quả mọng, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt hoặc các loại rau xanh.
Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp bảo tồn chức năng não bộ và làm chậm sự suy giảm chức năng thần kinh. Do đó, thay vì thói quen ăn khoai tây chiên, hãy ăn một nắm hạt bất kỳ sẽ tốt cho não bộ của bạn hơn.
4. Nghe nhạc âm lượng quá to bằng tai nghe
Mỗi khi dùng tai nghe, hãy cố gắng đừng nghe với âm lượng quá 60%. Ảnh minh hoạ.
Thính giác của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn chỉ với 30 phút nghe nhạc bằng tai nghe với âm lượng cực đại. Tuy nhiên, không chỉ thính giác mà não bộ của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Mất thính giác thường xảy ra ở người lớn tuổi có liên quan tới các vấn đề về não, chẳng hạn như bệnh Alzheimer hoặc mất mô não.
Đeo tai nghe với âm lượng quá to cũng có thể gây ra các vấn đề về não bộ vì não của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn để phân tích những âm thanh nhận được và khó có thể lưu lại những điều đó vào bộ nhớ.
Vì vậy, mỗi khi dùng tai nghe, hãy cố gắng đừng nghe với âm lượng quá 60% và cũng không nên dùng tai nghe kéo dài quá 2 giờ đồng hồ mỗi lần.
5. Lười vận động
Lười vận động làm gia tăng các bệnh sa sút trí tuệ. Ảnh minh hoạ.
Bạn vận động càng ít thì nguy cơ mắc các chứng sa sút trí tuệ càng cao. Không những thế, bạn cũng có thể mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao nếu như lười vận động và tất cả các bệnh này đều liên quan tới bệnh Alzheimer.
Chỉ cần đi bộ 30 phút, ít nhất 3 lần mỗi tuần, có thể giúp bạn tránh xa nguy cơ mắc các căn bệnh này.
6. Hút thuốc lá
Các chất độc trong thuốc lá có thể có những tác động cực xấu tới não bộ, khiến não bộ bị thu nhỏ lại và khiến nguy cơ mắc các bệnh về trí nhớ, bao gồm bệnh Alzheimer tăng gấp đôi.
Hút thuốc lá cũng có thể gây ra các bệnh về tim mạch, tiểu đường, đột quỵ và huyết áp cao.
7. Ăn quá nhiều
Nếu bạn ăn quá nhiều, thậm chí những thực phẩm có lợi, không có nghĩa là sẽ giúp cho não bộ của bạn khoẻ mạnh hơn và giúp trí nhớ của bạn tốt hơn.
Nạp quá nhiều năng lượng vào cơ thể trong một thời gian dài có thể khiến bạn bị béo phì - một tình trạng nguy hiểm có thể gây ra các bệnh về tim, tiểu đường, huyết áp cao - tất cả đều liên quan đến các vấn đề về não và bệnh Alzheimer.
8. Không tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời
Ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên có thể gây ra các vấn đề về não bộ. Ảnh minh hoạ.
Việc ở trong nhà quá nhiều khiến cho bạn có thể không tiếp xúc đủ với ánh sáng tự nhiên. Điều này có thể dẫn tới chứng trầm cảm và làm chậm hoạt động của não bộ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng mặt trời giúp não của bạn hoạt động tốt hơn.
(Nguồn: WebMD)