Kỹ năng sống

Những loại cá không nên ăn vì chứa nhiều thủy ngân, dễ nhiễm độc

Cá và động vật có vỏ là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Chúng có chứa protein chất lượng cao và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác ví dụ như axit béo omega-3.

Một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều cá và động vật có vỏ có thể góp phần giúp tim mạch khỏe hơn.

Tuy nhiên, gần như tất cả các loại cá và động vật có vỏ đều chứa dấu vết của thủy ngân. Đối với hầu hết mọi người, nguy cơ nhiễm độc thủy ngân khi ăn cá không phải là mối lo ngại về sức khỏe. Nhưng một số loại cá và động vật có vỏ chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn mức quy định, có thể gây hại cho thai nhi hoặc hệ thần kinh của trẻ nhỏ.

Những loại cá không nên ăn vì chứa nhiều thủy ngân, dễ nhiễm độc - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Nếu ăn phải nhiều loại cá ô nhiễm thủy ngân, cơ thể sẽ dần tích tụ độc tố gây suy nhược thần kinh, giảm thính giác, rối loạn tâm thần… và thậm chí là tử vong nhanh chóng.

Do đó, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) của Mỹ đã đưa ra lời khuyến cáo phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ nên tránh một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao.

FDA liệt kê 5 loại cá thường chứa thủy ngân cao, dù giá rẻ cũng không nên mua

- 5 loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao bậc nhất đó là: cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá ngói hoặc cá rô đại dương.

Những loại cá này không nên ăn vì dễ nhiễm độc. Trong đó, cá rô đại dương đã bị Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) xếp vào những loại cá dễ bị nhiễm thủy ngân nhất do sống ở tầng đáy biển (80% thủy ngân ở tầng nước trên đã bị phá hủy bởi ánh sáng mặt trời). Ngoài ra, chúng còn là loài ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống trong môi trường nước.

Những loại cá không nên ăn vì chứa nhiều thủy ngân, dễ nhiễm độc - Ảnh 2.

- Ngược lại, có 5 loại cá và động vật có vỏ được giới thiệu rằng có hàm lượng thủy ngân thấp là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá minh thái và cá da trơn.

FDA cho biết, mỗi tuần bạn nên ăn cá ít nhất 2-3 lần và lựa những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp để đảm bảo sức khỏe, dù tốt nhưng cũng không nên ăn cá quá nhiều trong một bữa cơm. Nên chế biến theo hình thức hấp, luộc, kho, nấu canh… và tránh chiên xào quá lửa vì dễ khiến cá mất đi dinh dưỡng.

Cách chọn cá ngon và tránh bị nhiễm độc

Theo bác sĩ Chen Shizhang (Bệnh viện Hựu An Bắc Kinh, Trung Quốc) đánh giá rằng việc chọn cá để tiêu thụ cũng cần ghi nhớ vài yếu tố cơ bản.

- Thứ nhất, cá tươi ngon, bổ dưỡng sẽ có phần mắt trong suốt, nhãn cầu còn nguyên, đầy đặn và hơi lồi.

- Thứ hai, phần mang cá sẽ có màu hồng, nắp mang đóng chặt, khi mở ra có thể thấy chất nhầy trong suốt. Phần vảy cá bóng, bám chặt vào thân cá.

Những loại cá không nên ăn vì chứa nhiều thủy ngân, dễ nhiễm độc - Ảnh 3.

- Thứ ba, ngửi cá thấy mùi tanh nhưng không quá nồng, nếu mùi tanh khủng khiếp, kèm mùi hôi thối thì có thể cá đã chết lâu, vi khuẩn sản sinh làm cá nặng mùi.

Để hạn chế rủi ro từ việc ăn cá, phụ nữ khi mua nên chọn hàng tươi sống, cá ươn quá lâu không nên mua.

Nghiên cứu cho thấy, những loại cá béo chứa nhiều axit béo omega-3 có thể giúp ích cho tim mạch. Omega-3 cũng có thể làm cho bạn ít mắc các bệnh như đột quỵ và bệnh Alzheimer. Các nguồn tốt của omega-3 lành mạnh này bao gồm: Cá hồi tự nhiên, cá trích, cá cơm, cá mòi, cá hồi.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm