Tài chính

Những công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán của 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Sau khi tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính, hình thành nên 34 tỉnh/thành phố mới, các doanh nghiệp có thêm không gian để phát triển.

Tại mỗi tỉnh/thành phố mới, các doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất đều là những cái tên nổi bật, đại diện cho các ngành kinh tế chủ lực của địa phương, từ thủy sản, năng lượng đến xây dựng và tài chính.

Một điểm đáng chú ý là cả 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025 đều đang đặt trụ sở chính tại Hà Nội. Điều này cho thấy sức hút của Thủ đô trong vai trò trung tâm kinh tế - tài chính và là nơi quy tụ các tập đoàn hàng đầu Việt Nam.

Những công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán của 34 tỉnh thành sau sáp nhập - 1

Dẫn đầu là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) với vốn hóa đạt 473.768 tỷ đồng. Tiếp theo là Tập đoàn Vingroup (VIC) với 364.327 tỷ đồng và Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) với 316.271 tỷ đồng.

Các ngân hàng lớn khác như BIDV, Techcombank, Vietinbank và VPBank cũng góp mặt trong danh sách với vốn hóa lần lượt là 253.471 tỷ, 239.852 tỷ, 225.271 tỷ và 146.219 tỷ đồng.

Ngoài ra, Tổng công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) đạt 224.025 tỷ đồng, Công ty cổ phần FPT đạt 173.760 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đạt 156.828 tỷ đồng.

Những công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán của 34 tỉnh thành sau sáp nhập - 2

Tại TP.HCM, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang niêm yết với quy mô vốn hóa ấn tượng. Dẫn đầu là Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) với vốn hóa đạt 214.452 tỷ đồng.

Xếp sau là Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas (GAS) với 158.833 tỷ đồng, và Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (MCH) với 133.218 tỷ đồng. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) và Vinamilk (VNM) có vốn hóa gần tương đương, lần lượt đạt 121.200 tỷ và 121.217 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp khác cũng góp mặt trong top gồm: Tập đoàn Masan (MSN) với 110.465 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với 109.411 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) đạt 96.870 tỷ đồng, Sacombank (STB) đạt 88.040 tỷ đồng và HDBank (HDB) đạt 76.192 tỷ đồng.

Những công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán của 34 tỉnh thành sau sáp nhập - 3
Những công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán của 34 tỉnh thành sau sáp nhập - 4
Những công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán của 34 tỉnh thành sau sáp nhập - 5
Những công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán của 34 tỉnh thành sau sáp nhập - 6
Những công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán của 34 tỉnh thành sau sáp nhập - 7
Những công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán của 34 tỉnh thành sau sáp nhập - 8

Các tin khác

EVNHANOI tổ chức lại mô hình Công ty Điện lực theo đơn vị hành chính mới

Từ ngày 01/07/2025, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) sẽ triển khai việc sắp xếp lại mô hình tổ chức các Công ty Điện lực trên địa bàn, phù hợp với đơn vị hành chính mới của Thủ đô. Đây là bước đi chiến lược nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành lưới điện và chất lượng phục vụ khách hàng của ngành Điện trong thời kỳ chuyển đổi số.

Sáng 1/7: Giá vàng trong nước bật tăng

Trong phiên giao dịch chiều nay, các thương hiệu vàng lớn đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh giá vàng nhẫn và vàng SJC so với đầu giờ sáng.

DNSE bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới

Bà Nguyễn Ngọc Linh được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của CTCP Chứng khoán DNSE từ ngày 1/7/2025, theo Nghị quyết vừa công bố của HĐQT DNSE.

Những hình ảnh đầu tiên trên cả nước trong ngày lịch sử: Pano, biểu ngữ chào mừng ngập tràn phố phường, người dân nô nức đi làm thủ tục hành chính

Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương cả nước chính thức bước sang giai đoạn mới - chuyển từ chính quyền địa phương 3 cấp đã hoạt động trong 80 năm từ khi thành lập nước sang chính quyền địa phương 2 cấp.

Sức bật từ sáp nhập tỉnh: Bắc Giang bừng sáng trên bản đồ FDI Việt Nam

Cuộc sáp nhập hành chính quy mô lớn giữa Bắc Ninh và Bắc Giang chính thức mở ra một chương mới trong bức tranh phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Không chỉ tạo nên một trung tâm sản xuất – công nghiệp – logistics liên hoàn hàng đầu cả nước, hợp lực vùng còn đang trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dịch chuyển về Bắc Giang – một “miền đất hứa” mới trên bản đồ đầu tư Việt Nam.

Đại hội Thi đua yêu nước EVN lần thứ V (2025 - 2030): Nơi bản lĩnh người thợ điện tỏa sáng

Ngày 30/6/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Đại hội Thi đua Yêu nước lần thứ V, giai đoạn 2025-2030. Theo đánh giá, các phong trào thi đua yêu nước tại EVN không chỉ mang tính hình thức mà thực sự trở thành động lực nội sinh, thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và đoàn kết trong toàn Tập đoàn.