Xã hội

Các cứ điểm lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ thuộc xã phường mới nào sau sắp xếp?

Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là một trong những trận đánh quyết định, ghi dấu mốc chói lọi trong lịch sử quân sự thế giới hiện đại. Trận địa được chia làm 3 phân khu lớn: Phân khu Bắc (Him Lam), phân khu Trung tâm ( Mường Thanh ), phân khu Nam (Hồng Cúm), với hơn 40 cứ điểm lớn nhỏ nằm rải rác quanh lòng chảo Mường Thanh.

Những địa danh như Him Lam, Đồi A1, Đồi C1, C2, D1, Sở chỉ huy tướng De Castries, Đồi Độc Lập, Hồng Cúm… không chỉ là điểm đánh dấu trên bản đồ, mà là nơi ghi dấu những trận đánh ác liệt, những hy sinh quật cường của quân và dân ta.

Các cứ điểm lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ và địa phận xã phường mới - Ảnh 1.

Khu vực đồi A1 sau khi sáp nhập sẽ thuộc địa phận của phường Điện Biên Phủ.

Ngày 30/6/2025, tỉnh Điện Biên chính thức công bố Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sáp nhập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện . Theo đó, hàng chục xã, phường được hợp nhất, hình thành những đơn vị hành chính mới.

Trong bối cảnh đó, trận địa Điện Biên Phủ năm xưa cũng “thay tên” hành chính, trở thành một phần trong những phường, xã mới, vừa mang diện mạo mới, vừa gánh trên mình ký ức lịch sử.

Cụ thể, các cứ điểm lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ thuộc các xã phường mới như sau:

Cứ điểm lịch sử Đơn vị hành chính mới sau sáp nhập
Him Lam - Trung tâm đề kháng Beatrice Phường Điện Biên Phủ
Đồi A1, C1, D1 Phường Điện Biên Phủ
Hầm De Castries Phường Điện Biên Phủ
Sân bay Mường Thanh Phường Điện Biên Phủ
Đồi Độc Lập Xã Thanh Nưa
Cứ điểm Hồng Cúm Phường Điện Biên Phủ
Sở Chỉ huy chiến dịch Xã Mường Phăng
Các cứ điểm lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ và địa phận xã phường mới - Ảnh 2.

Hầm De Castries - Căn hầm kiên cố nhất Đông Dương.

Theo đó, các cứ điểm quan trọng nhất của Chiến dịch như đồi Him Lam - Trung tâm đề kháng Beatrice, Đồi A1, C1, D1, Hầm De Castries, Sân bay Mường Thanh, Cứ điểm Hồng Cúm đều thuộc phường mới mang tên Điện Biên Phủ. Phường Điện Biên Phủ được hợp nhất từ các phường Mường Thanh, Him Lam, Tân Thanh, Thanh Bình, Thanh Trường và xã Thanh Minh của thành phố Điện Biên Phủ trước đây.

Nơi đóng Sở Chỉ huy Chiến dịch của quân đội ta tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ vẫn được giữ nguyên tên. Xã Mường Phăng sau sáp nhập là sự hợp nhất của ba xã Mường Phăng và hai xã Nà Nhạn và Phá Khoang của thành phố Điện Biên Phủ trước đây.

Đồi Độc lập nơi diễn ra trận đánh oanh liệt thứ 2 của quân đội ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ nay thuộc địa bàn xã Thanh Nưa (trên cơ sở nhập xã Thanh Nưa, xã Hua Thanh, xã Thanh Luông, xã Thanh Hưng và xã Thanh Chăn).

Ngoài các cứ điểm trên, cánh đồng Mường Thanh - không gian bao trùm gần như toàn bộ trận địa ác liệt nhất của chiến dịch vẫn được giữ lại trong tên gọi của phường Mường Thanh mới. Phường Mường Thanh thành lập trên cơ sở nhập phường Noong Bua, phường Nam Thanh và xã Thanh Xương của thành phố Điện Biên Phủ.

Như vậy, các địa danh liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ như Điện Biên Phủ, Mường Phăng hay Mường Thanh đều được giữ lại tối đa trong phương án đặt tên các phường xã mới tại tỉnh Điện Biên.

Các tin khác

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

EVNHANOI tổ chức lại mô hình Công ty Điện lực theo đơn vị hành chính mới

Từ ngày 01/07/2025, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) sẽ triển khai việc sắp xếp lại mô hình tổ chức các Công ty Điện lực trên địa bàn, phù hợp với đơn vị hành chính mới của Thủ đô. Đây là bước đi chiến lược nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành lưới điện và chất lượng phục vụ khách hàng của ngành Điện trong thời kỳ chuyển đổi số.

Sáng 1/7: Giá vàng trong nước bật tăng

Trong phiên giao dịch chiều nay, các thương hiệu vàng lớn đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh giá vàng nhẫn và vàng SJC so với đầu giờ sáng.

Những hình ảnh đầu tiên trên cả nước trong ngày lịch sử: Pano, biểu ngữ chào mừng ngập tràn phố phường, người dân nô nức đi làm thủ tục hành chính

Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương cả nước chính thức bước sang giai đoạn mới - chuyển từ chính quyền địa phương 3 cấp đã hoạt động trong 80 năm từ khi thành lập nước sang chính quyền địa phương 2 cấp.

Sức bật từ sáp nhập tỉnh: Bắc Giang bừng sáng trên bản đồ FDI Việt Nam

Cuộc sáp nhập hành chính quy mô lớn giữa Bắc Ninh và Bắc Giang chính thức mở ra một chương mới trong bức tranh phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Không chỉ tạo nên một trung tâm sản xuất – công nghiệp – logistics liên hoàn hàng đầu cả nước, hợp lực vùng còn đang trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dịch chuyển về Bắc Giang – một “miền đất hứa” mới trên bản đồ đầu tư Việt Nam.

Đại hội Thi đua yêu nước EVN lần thứ V (2025 - 2030): Nơi bản lĩnh người thợ điện tỏa sáng

Ngày 30/6/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Đại hội Thi đua Yêu nước lần thứ V, giai đoạn 2025-2030. Theo đánh giá, các phong trào thi đua yêu nước tại EVN không chỉ mang tính hình thức mà thực sự trở thành động lực nội sinh, thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và đoàn kết trong toàn Tập đoàn.

Thủ tục sang tên sổ đỏ mới nhất từ 1/7

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biến động (nghĩa là trong 30 ngày kể từ khi công chứng, chứng thực), người dân bắt buộc phải thực hiện đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai có thẩm quyền.

TPHCM sắp xếp, "kéo" bộ máy y tế đến gần dân

Trong 60 ngày chuyển tiếp (sau sáp nhập), 443 trạm y tế xã, phường hiện hữu tại TPHCM vẫn duy trì hoạt động. Sau đó, sẽ chuyển đổi thành 168 Trạm y tế tương ứng với các đơn vị hành chính mới và 296 điểm y tế vệ tinh. Các trung tâm y tế khu vực có trách nhiệm điều phối và bổ sung nhân lực, đặc biệt tại những trạm chưa có khả năng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Đây là giải pháp củng cố y tế cơ sở để phục vụ nhu cầu của người bệnh.