Có nhiều nguyên nhân gây ung thư phổi, trong đó hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư phổi. Thuốc lá chứa hơn 70 chất gây ung thư, do đó những người hút thuốc lâu năm có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 10 lần so với những người không hút thuốc.
Ngoài hút thuốc, tuổi tác, ô nhiễm không khí và béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Giới y khoa đã đặt ra câu hỏi liệu có mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và nguy cơ mắc ung thư phổi?
Ung thư phổi thường được coi là bệnh hô hấp, không liên quan đến chế độ ăn uống. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, ung thư phổi có liên quan đến chế độ ăn uống, đặc biệt là những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers and Prevention, các nhà nghiên cứu đã tìm cách tìm ra mối liên quan giữa chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết với bệnh ung thư phổi.
Quá trình nghiên cứu có sự tham gia 1.905 bệnh nhân mới được chẩn đoán ung thư phổi và 2.413 người khỏe mạnh tại Trung tâm Y tế MD Anderson.
Ngoài chế độ ăn uống và lượng đường huyết, các nhà nghiên cứu cũng xét đến yếu tố thể trạng, tuổi tác, giới tính, tình trạng hút thuốc, hoạt động thể chất và tiền sử gia đình.
Kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ số đường huyết cao "có liên quan đáng kể về mặt thống kê với nguy cơ ung thư phổi, những người tham gia có chỉ số đường huyết hàng ngày cao nhất có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 49% so với những người có chỉ số thấp nhất."
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra mối liên kết giữa chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết với nguy cơ ung thư nói chung, không riêng ung thư phổi.
Trong một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Biên niên sử về Ung thư - Cơ quan Y tế của Canada đã phân tích mối quan hệ giữa chỉ số đường huyết, tải lượng đường huyết và nguy cơ mắc 16 loại ung thư. Nghiên cứu đã phát hiện, chỉ số đường huyết có mối liên hệ với sự gia tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tụy.
Nghiên cứu đã chỉ ra, chế độ nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể làm tăng 49% nguy cơ mắc ung thư phổi. Vậy thực phẩm có chỉ số đường huyết cao là những thực phẩm nào?
Thực phẩm giá trị GI trên 70, có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu được gọi là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Loại thực phẩm này có một đặc điểm nổi bật là sau khi vào hệ tiêu hóa sẽ nhanh chóng được đường tiêu hóa tiêu hóa và hấp thụ, đồng thời giải phóng ra glucose nhanh chóng khiến hàm lượng glucose trong máu tăng nhanh.
Nguồn ảnh: Bệnh viện đa khoa Vinmec
Những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao bao gồm bánh mì, khoai tây, bí đỏ, bánh quy, đường kính, bơ, mỡ động vật, lòng đỏ trứng gà, vịt, các loại cá như cá tra, ba sa…
Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao ra khỏi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, chúng ta có thể kết hợp thực phẩm có GI cao với thực phẩm có GI thấp, điều này sẽ không chỉ tránh tăng đột biến lượng đường trong máu mà còn có lợi cho cơ thể cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.
Những thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, rau, đậu và thịt đều có chỉ số đường huyết thấp có thể được thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Đặc biệt, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) khuyến cáo người dân nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp thay vì sử dụng các đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ ngọt để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh không mong muốn.