Mới đây, Sở GTVT TP đã gửi công văn đến UBND các quận huyện và TP. Thủ Đức để rà soát hiện trạng hạ tầng giao thông đường bộ làm cơ sở để xây dựng đề án "thu phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố" trên địa bàn. Sở GTVT TP.HCM cho biết đơn vị được UBND TP.HCM giao xây dựng đề án này.
Theo đại diện Sở GTVT, hiện nay đề án chỉ mới ở mức bắt đầu xây dựng. Sau khi hoàn thành dự thảo đề án, đơn vị sẽ gửi đến các tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia có góp ý, gửi Ủy ban MTTQ Việt Nam xem xét để tổ chức phản biện và trình UBND TP.HCM.
Thời điểm hiện tại, việc cho thuê vỉa hè tại TP.HCM vẫn chưa thể triển khai, tuy nhiên hầu hết vỉa hè trên địa bàn, nhất là khu vực trung tâm đã xảy ra tình trạng vỉa hè bị lấn chiếm vô tội vạ để làm đậu xe, kinh doanh, buôn bán quán ăn, quán nhậu,...
Hiện nay khách du lịch quốc tế đến TP.HCM đang tăng dần do đó du khách thường đi bộ trên vỉa hè để tham quan, sử dụng các dịch vụ du lịch. Tuy nhiên hiện nay hầu hết vỉa hè tại tuyến đường ở TP.HCM đang bị chiếm dụng để buôn bán, đậu xe và chừa lại lối đi rất hạn chế cho người đi bộ
Trong khi một số cửa hàng kinh doanh tuân thủ quy định chỉ sử dụng khoảng 1m vỉa hè để đậu xe máy, còn lại chừa cho người đi bộ, thì nhiều quán ăn, quán nhậu, tạp hoá,... hầu như chiếm trọn vìa hè, đẩy người đi bộ xuống lòng đường.
Việc vỉa hè mạnh ai nấy chiếm dụng để buôn bán đã gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người đi bộ do buộc họ phải xuống đường để di chuyển.
Chính vì vậy nhiều người dân ủng hộ việc thu phí sử dụng vỉa hè để "danh chính ngôn thuận" theo quy định của cơ quan có thẩm quyền nhưng cũng có không ít ý kiến trái chiều về việc vỉa hè dành cho người đi bộ nhưng tại sao lại sử dụng để kinh doanh có thu phí.
Về ý kiến không đồng tình thu phí vỉa hè, đa số cho rằng nếu thu phí thì làm sao đảm bảo việc người thuê vỉa hè có tiếp tục lấn chiếm thêm phần diện tích vỉa hè? Bên cạnh đó, nếu lấy vỉa hè ra cho thuê thì người đi bộ sẽ đi tại đâu?
Vỉa hè ở quận 1 bị chiếm dụng để buôn bán, đậu xe và không chừa lối nào cho người đi bộ
Khách du lịch nước ngoài phải đi bộ xuống lòng đường do vỉa hè bị chiếm dụng hết để đậu xe
Một đoạn vỉa hè trên đường Nguyễn Du, quận 1 (gần Nhà thờ Đức Bà) bị lấn chiếm toàn bộ khoảng 5m vỉa hè để buôn bán, khách ngồi ăn uống khiến du khách đi bộ phải luồn lách
Hiện nay có rất nhiều quán cafe, nước giải khát đã chiếm dụng toàn bộ vỉa hè có diện tích từ 5 - 7m ở quận 1 để buôn bán. Trong ảnh khách ngồi chật kín vỉa hè trên đường Ngô Đức Kế (quận 1) không cho người đi bộ di chuyển
Những tuyến đường có vỉa hè rộng đều bị sử dụng để buôn bán và khách ngồi la liệt khiến lối đi bộ bị hạn chế
Vỉa hè trên đường Nguyễn Trãi bị chiếm dụng toàn bộ để bán quần áo
Cảnh buôn bán tràn lan trên vỉa hè trên đường Thủ Khoa Huân khiến người đi bộ phải di chuyển dưới lòng đường
Một quán nhậu chiếm dụng toàn bộ vìa hè trên đường Trần Hưng Đạo sai quy định để đặt bàn ghế và màn hình Led
Hiện tại nhiều vỉa hè được sử dụng để kinh doạnh buôn bán trái phép vì vậy đề án của Sở GTVT TP.HCM về việc thu phí vỉa hè được nhiều người ủng hộ
Những người bán hàng đến công viên Bạch Đằng mới khánh thành để buôn bán khiến diện tích người dân đi bộ bị thu hẹp
Nếu như ban ngày việc chiếm dụng vỉa hè đã nhiều thì ban đêm lại càng "khủng khiếp", thậm chí sau khi chiếm trọn vỉa hè, còn chiếm lòng đường để đậu xe
Hình ảnh kẹt xe nghiêm trọng vào buổi tối trên đường Nguyễn Gia Trí, quận Bình Thạnh do nhiều hàng quán chiếm dụng lòng đường để đậu xe
Hiện đề án thu phí sử dụng vỉa hè vẫn đang có nhiều ý kiến trái chiều nhưng trước khi đề án được thông qua thì vỉa hè ở TP.HCM đã bị "mạnh ai nấy chiếm"