Liên tiếp những ca bệnh nặng ở người lớn
Bệnh nhân L.T.S (42 tuổi, Yên Bái) xuất hiện sốt cao, ho, phát ban toàn thân sau phẫu thuật sỏi mật. Sau khi được chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bác sĩ xác định đây là trường hợp sởi điển hình có biến chứng viêm phổi. Sau 6 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân đã ổn định, hết sốt và ban sởi gần bay hết.
Trường hợp khác là anh N.Q.H (35 tuổi, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng sốt cao, tiêu chảy liên tục, ban đỏ toàn thân, đau họng dữ dội. Anh được chẩn đoán mắc sởi biến chứng đường tiêu hóa, hiện đang được điều trị tích cực tại Khoa Vi rút – Ký sinh trùng của bệnh viện.
![]() |
Đáng chú ý nhất là bệnh nhân N.X.V (46 tuổi, Nghệ An) – ca bệnh nặng nhất được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An trong tình trạng suy hô hấp cấp. Dù đã được đặt ống nội khí quản và thở máy, nhưng bệnh nhân vẫn suy hô hấp nặng, buộc phải can thiệp bằng VV-ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể).
Bác sĩ Trịnh Thị Lan Hương, Trung tâm Hồi sức tích cực cho biết: “Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, ban sởi toàn thân, xuất huyết tại vị trí tiêm truyền. Chúng tôi phải sử dụng phương pháp VV-ECMO vì phổi không còn khả năng trao đổi khí dù đã thở máy tối đa”,
Theo bác sĩ Hương, sởi ở người lớn diễn tiến theo ba giai đoạn: khởi phát (sốt, ho, viêm long), phát ban (ban đỏ lan toàn thân) và lui bệnh (ban bay, hồi phục). Đáng lo ngại là giai đoạn đầu dễ nhầm với cảm cúm nên thường bị bỏ qua, khiến bệnh tiến triển nặng nhanh chóng.
Bác sĩ Trịnh Thị Lan Hương (Trung tâm Hồi sức tích cực) cho biết: "Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, nổi ban sởi toàn thân, xuất huyết tại các vị trí tiêm truyền. Vì tình trạng suy hô hấp nặng mặc dù đã được thở máy tối đa chúng tôi phải sử dụng phương pháp VV-ECMO hỗ trợ. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), là một biến chứng nguy hiểm của sởi. Nếu không được can thiệp kịp thời, ARDS có thể dẫn đến tử vong”.
![]() |
Bác sĩ CKII Nguyễn Nguyên Huyền – Giám đốc Trung tâm Phòng chống dịch nhấn mạnh: “Tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Người từng mắc sởi hoặc tiêm chủng đầy đủ sẽ có miễn dịch suốt đời. Những người không rõ tiền sử tiêm chủng nên tiêm nhắc lại nếu dịch bùng phát. Việc tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi là biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Người từng mắc sởi hoặc từng tiêm vắc xin sẽ có miễn dịch suốt đời. Những ai không rõ mình đã từng tiêm hay từng mắc bệnh nên đi tiêm nhắc lại nếu dịch bùng phát. Vắc xin sởi là vắc xin sống giảm độc lực, chống chỉ định với người bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Với những đối tượng này, cần chủ động phòng tránh bằng cách đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người. Ngoài ra, người lớn cũng nên tiêm nhắc lại, không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn để bảo vệ cộng đồng xung quanh…”
Ngoài tiêm chủng, người lớn – đặc biệt là người suy giảm miễn dịch – cần chủ động phòng bệnh bằng cách đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh môi trường sống”.
Phát hiện sớm – điều trị kịp thời để tránh biến chứng
Cả hai bác sĩ đều đồng thuận rằng: Khi có các biểu hiện như sốt cao, ho, tiêu chảy, phát ban… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. Việc phát hiện bệnh sớm và cách ly đúng cách không chỉ giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn mà còn hạn chế nguy cơ lây lan trong cộng đồng.