Trên sàn HOSE, top10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất đều có tỉ lệ tăng trên 26%. Cổ phiếu SGT của CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn dẫn đầu với tỉ lệ tăng giá 45,45%. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tháng, SGT có 13 phiên tăng giá trên tổng số 22 phiên giao dịch, số phiên tăng kịch trần là 5 phiên, chuỗi tăng dài nhất kéo dài trong 4 phiên. Một đại diện khác của nhóm Công nghệ là THI (35,53%) của CTCP Thiết Bị Điện chiếm top3 trên bảng xếp hạng.
Nhóm Bất động sản và xây dựng và Năng lượng hoạt động sôi nổi khi mỗi nhóm đều có ít nhất hai đại diện góp mặt trong top10 là TTB (35,79%), NNC (30,18%) và GEG (29,55%) và CMV (26,32%).
Bảng xếp hạng top10 mã cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HOSE còn có HVN (34,95%), APG (28,07%), EIB (27,05%) và VTB (26,05%).
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu nhóm dịch vụ và bất động sản giảm giá mạnh khi phần lớn những cái tên trong top10 giảm sâu đều thuộc hai nhóm này. Cụ thể, cổ phiếu IBC của CTCP Đầu tư Apax Holdings dẫn đầu với tỉ lệ giảm 72,81%.
Quan sát giao dịch cổ phiếu, IBC có chuỗi 25 phiên giảm giá liên tiếp kể từ cuối tháng 11, tính nguyên trong tháng 12, số phiên giảm kịch sản của cổ phiếu này là 18 phiên. Những cổ phiếu khác thuộc nhóm Dịch vụ cùng IBC là CLW (25,66%) và TCO (11,49%).
Về phía Bất động sản và xây dựng, nhóm cổ phiếu này có tới 5 đại diện trong bảng xếp hạng là HPX (49,45%), NVL (40,04%), HTN (31,37%), DTA (26,22%) và TCH (25,38%).
Trên sàn HNX, các cổ phiếu nằm trong top10 tăng giá đều có tỉ lệ tăng trên 40%, top3 mã cổ phiếu tăng giá mạnh nhất có tỉ lệ tăng trên 80%. Cổ phiếu PTI của CTCP Bảo hiểm Bưu điện dẫn đầu khi thị giá đẩy từ 25.000 đồng/cp lên 49.900 đồng/cp tương ứng mức tăng 99,60%. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tháng, PTI có 16 trên 22 phiên tăng giá, chuỗi phiên tăng giá dài nhất là 11 phiên, tuy nhiên trong tháng 12 chỉ có một phiên tăng kịch trần.
Ngoài ra, SGH (96,43%) của CTCP Khách sạn Sài Gòn và TSB (88,89%) của CTCP Ắc quy Tia sáng gây chú ý khi đều sở hữu tỉ lệ tăng trên 80% sau khi chốt phiên giao dịch cuối cùng trong tháng 12.
Những cổ phiếu khác trên bảng xếp hạng có tỉ lệ tăng từ 42 – 69% như VMS (68,22%), INC (54,19%), VHL (49,01%), CAN (43,66%), NAG (43,66%), MAC (43,08%) và GDW (42,33%).
Ở chiều giảm giá, cổ phiếu CTB của CTCP Chế tạo Bơm Hải Dương dẫn đầu với tỉ lệ 32,54%. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tháng, CTB có duy nhất 2 phiên tăng giá trong cả tháng 12, trong khi số phiên giảm chạm đáy là 4 phiên.
Nhóm Bất động sản và xây dựng tiếp tục được gọi tên khi có 4 đại diện trong top10 giảm sâu. Cổ phiếu L18 nằm trong top3 khi tỉ lệ giảm đã xấp xỉ chạm ngưỡng 30% (29,39%), theo sau là SD4 (24,32%), L43 (24,29%), CSC (23,96%).
Những cái tên còn lại trên bảng xếp hạng là API (31,75%), CLM (28,49%), HDA (26,67%), CMS (23,26%) và GIC (22,96%).
Trên thị trường UPCoM, nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa gây nhiều chú ý, bảng xếp hạng tăng giá đều có tỉ lệ tăng trên 80%. Cổ phiếu SQC của CTCP Khoáng sản Sài Gòn đứng đầu khi tăng giá 228,95%. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tháng, SQC có duy nhất 3 phiên giảm giá, trong khi số phiên tăng giá kịch trần lên tới con số 10.
Nhóm Bất động sản và xây dựng và Dịch vụ hút tiền trong tuần khi mỗi nhóm đều có nhiều hơn 2 đại diện góp mặt trong bảng xếp hạng tăng giá là HFB (169,23%), SJC (82,65%), ACS (82,35%) và TSJ (124,87%), SAP (105,20%), HLG (89,19%). Nhóm Công nghiệp hoạt động sôi nổi khi có hai đại diện là RCC (180,00%) và HEM (125,22%).
Ở chiều giảm giá, những cổ phiếu trên bảng xếp hạng có tỉ lệ giảm giao động từ 40 – 52% như THW (51,41%), PTN (49,46%), BVL (48,92%), XDH (48,73%), CTW (47,01%), VDN (46,03%), HFC (43,90%), S27 (41,38%), DAS (41,11%) và YBC (40,63%).