Sức khỏe

Nhà thuốc ở Hà Nội từng bị phát hiện bán thuốc giả nay thêm mỹ phẩm vi phạm

Phó Cục trưởng Quản lý Dược (Bộ Y tế) Tạ Mạnh Hùng ngày 18/7 cho biết vừa ký ban hành thông báo thu hồi, tiêu hủy trên toàn quốc sản phẩm Vitamin E Mosturising Cream Enriched with Sunflowers Oil, trên nhãn ghi: Product of Thailand; thông tin về số lô: 56; NSX: 01012024; Hạn dùng 01012028.

Nhãn in trên sản phẩm bằng tiếng nước ngoài và không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, không có thông tin cơ sở chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Trước đó, cơ quan chức năng lấy mẫu sản phẩm tại nhà thuốc An An (địa chỉ 153, TDP 14, phường Kiến Hưng, Hà Nội) và nhà thuốc Thảo Vy (số 122 đường Nguyễn Văn Giáp, phường Từ Liêm, Hà Nội) để kiểm tra chất lượng. Mẫu thử không đạt chất lượng về chỉ tiêu giới hạn vi sinh vật và không phát hiện vitamin E (Tocopheryl acetat) ở giới hạn phát hiện (LOD) 25,8µg/g.

Tra cứu dữ liệu cho thấy sản phẩm “Vitamin E Mosturising Cream Enriched with Sunflowers Oil” chưa cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Như vậy, mẫu sản phẩm lấy tại Nhà thuốc An An, Nhà thuốc Thảo Vy nêu trên không đạt chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ. 

"Đây là lý do Cục Quản lý Dược quyết định thu hồi sản phẩm", ông Hùng cho biết. 

Để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, Cục yêu cầu các Sở Y tế thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn ngừng ngay việc kinh doanh, sử dụng sản phẩm Vitamin E Mosturising Cream Enriched with Sunflowers Oil nêu trên và trả về cơ sở cung ứng sản phẩm; tiến hành thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm.

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh, truy tìm nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm không đạt chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ nêu trên.

Riêng Sở Y tế Hà Nội nhận yêu cầu khẩn trương phối hợp các cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra nhà thuốc An An và nhà thuốc Thảo Vy trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh mỹ phẩm.

Hồi tháng 5, nhà thuốc An An từng bị cơ quan chức năng ở Hà Nội phát hiện mua bán thuốc Theophylline extended-release tablets giả. Đây là loại thuốc điều trị giãn phế quản, hen suyễn và các bệnh phổi khác.

Lọ thuốc lấy mẫu tại nhà thuốc này không có thông tin về số giấy đăng ký lưu hành và/hoặc số giấy phép nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu trên nhãn, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Nhà chức trách lấy mẫu kiểm nghiệm, kết quả thuốc không đạt yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu định lượng Theophylline, chỉ đạt 6,3% so với hàm lượng ghi trên nhãn, kết luận là thuốc giả.

Các tin khác

TP.HCM sẽ làm 176 km đường ven sông Sài Gòn sau sáp nhập

TP.HCM sau khi hợp nhất với Bình Dương sẽ hình thành một dải đại lộ ven sông Sài Gòn kết nối với các tuyến đường Vành đai và cao tốc khác, góp phần tăng cường liên kết giữa các địa phương vùng Đông Nam bộ.

Đồng USD tăng giá mạnh trở lại

Đồng USD đang hướng đến tuần tăng giá thứ hai liên tiếp, nhờ các số liệu kinh tế tích cực từ Mỹ làm giảm kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ sớm hạ lãi suất. Trong khi đó, thị trường tiền tệ và tài sản kỹ thuật số biến động nhẹ, còn tình hình chính trị Nhật Bản có thể làm thay đổi cục diện thương mại với Mỹ.

Con trai sinh năm 2007 gọi điện yêu cầu chuyển khoản 300 triệu để "trả nợ": Người mẹ nhất quyết không chuyển và đến công an trình báo

Bị các đối tượng lừa đảo thao túng, em M (sinh năm 2007) đã gọi điện cho gia đình, nói rằng mình thua bạc trên mạng và phải chuyển khoản 300 triệu. Thấy người mẹ không chuyển tiền, các đối tượng lại yêu cầu M đóng giả như bị bắt cóc đòi tiền chuộc.