Panasonic Electric Works Việt Nam (PEWVN) là một trong những đơn vị thuộc Panasonic Việt Nam, chuyên sản xuất, kinh doanh mảng vật liệu điện, thiết bị chiếu sáng và cải thiện chất lượng không khí. Công ty vào Việt Nam từ năm 1993, có nhà máy tại Bình Dương từ 2013. Đầu năm 2024, hãng đánh dấu 30 năm vào thị trường Việt bằng việc mở thêm nhà xưởng mới trên diện tích gần 11 nghìn mét vuông, nâng tổng diện tích lên hơn 28 nghìn mét vuông.
Panasonic Electric Works Việt Nam (PEWVN) là một trong những đơn vị thuộc Panasonic Việt Nam, chuyên sản xuất, kinh doanh mảng vật liệu điện, thiết bị chiếu sáng và cải thiện chất lượng không khí. Công ty vào Việt Nam từ năm 1993, có nhà máy tại Bình Dương từ 2013. Đầu năm 2024, hãng đánh dấu 30 năm vào thị trường Việt bằng việc mở thêm nhà xưởng mới trên diện tích gần 11 nghìn mét vuông, nâng tổng diện tích lên hơn 28 nghìn mét vuông.
Mỗi năm, nhà máy PEWVN xuất xưởng khoảng 9 triệu sản phẩm và công suất tối đa có thể đạt là 16 triệu.
Sản phẩm chính tại đây là ổ cắm và công tắc điện, còn được gọi là "thiết bị nối dây", chiếm gần 70% doanh số, phục vụ chính cho thị trường Việt Nam, bên cạnh việc xuất khẩu sang Nhật Bản và Thái Lan. Panasonic cho biết đang đứng đầu tại thị trường Việt Nam ở mảng này với khoảng 50% thị phần.
Mỗi năm, nhà máy PEWVN xuất xưởng khoảng 9 triệu sản phẩm và công suất tối đa có thể đạt là 16 triệu.
Sản phẩm chính tại đây là ổ cắm và công tắc điện, còn được gọi là "thiết bị nối dây", chiếm gần 70% doanh số, phục vụ chính cho thị trường Việt Nam, bên cạnh việc xuất khẩu sang Nhật Bản và Thái Lan. Panasonic cho biết đang đứng đầu tại thị trường Việt Nam ở mảng này với khoảng 50% thị phần.
Trên thế giới, hãng điện tử Nhật Bản là một trong số ít nhà sản xuất có thể làm chủ toàn bộ quy trình sản xuất các thiết bị này, bao gồm cả công đoạn cần chất lượng hoàn thiện cao là làm khuôn cho sản phẩm.
Công đoạn này cũng dần được chuyển giao cho nhân sự tại Việt Nam. Trong hình là một công nhân đang mài giũa để tạo khuôn cho một bộ phận trong ổ cắm, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia từ nhà máy Nhật Bản.
Trên thế giới, hãng điện tử Nhật Bản là một trong số ít nhà sản xuất có thể làm chủ toàn bộ quy trình sản xuất các thiết bị này, bao gồm cả công đoạn cần chất lượng hoàn thiện cao là làm khuôn cho sản phẩm.
Công đoạn này cũng dần được chuyển giao cho nhân sự tại Việt Nam. Trong hình là một công nhân đang mài giũa để tạo khuôn cho một bộ phận trong ổ cắm, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia từ nhà máy Nhật Bản.
Mỗi ổ cắm, công tắc chứa bên trong hàng chục thành phần nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn, kim loại. Mỗi thành phần như vậy đều cần khuôn tạo hình. Trong hình là các mẫu khuôn được tạo ra, sau đó được lắp vào máy để tạo ra thành phần trong thiết bị điện.
Việc chuyển giao kỹ năng cho nhân sự Việt giúp nhà máy chủ động trong việc tạo, bảo trì khuôn trong quá trình sản xuất, đồng thời nhanh chóng phát triển sản phẩm mới dành riêng thị trường Việt.
Mỗi ổ cắm, công tắc chứa bên trong hàng chục thành phần nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn, kim loại. Mỗi thành phần như vậy đều cần khuôn tạo hình. Trong hình là các mẫu khuôn được tạo ra, sau đó được lắp vào máy để tạo ra thành phần trong thiết bị điện.
Việc chuyển giao kỹ năng cho nhân sự Việt giúp nhà máy chủ động trong việc tạo, bảo trì khuôn trong quá trình sản xuất, đồng thời nhanh chóng phát triển sản phẩm mới dành riêng thị trường Việt.
Một số thành phẩm được tạo từ bộ khuôn trên. Sau khi tạo hình, chúng tiếp tục được đưa vào máy quay để loại bỏ các bavia. Ngoài đảm bảo về hình dáng, chất lượng, thành phần nhựa này cũng sử dụng loại vật liệu có khả năng chống cháy.
Một số thành phẩm được tạo từ bộ khuôn trên. Sau khi tạo hình, chúng tiếp tục được đưa vào máy quay để loại bỏ các bavia. Ngoài đảm bảo về hình dáng, chất lượng, thành phần nhựa này cũng sử dụng loại vật liệu có khả năng chống cháy.
Các thành phần sau đó được đưa vào máy lắp ráp tự động và sau khoảng 1,5 phút sẽ cho ra một sản phẩm hoàn thiện. Nhà máy cho biết tỷ lệ tự động hoá hiện đạt 42% và dự kiến nâng lên 90% vào năm 2025.
Các thành phần sau đó được đưa vào máy lắp ráp tự động và sau khoảng 1,5 phút sẽ cho ra một sản phẩm hoàn thiện. Nhà máy cho biết tỷ lệ tự động hoá hiện đạt 42% và dự kiến nâng lên 90% vào năm 2025.
Do phần lớn được tự động hoá, công nhân chủ yếu đóng vai trò vận hành thiết bị, kiểm tra, đóng gói. Trong hình là một nữ công nhân đang kiểm tra thành phẩm trước khi xếp vào thùng để chuyển tới công đoạn tiếp theo.
Do phần lớn được tự động hoá, công nhân chủ yếu đóng vai trò vận hành thiết bị, kiểm tra, đóng gói. Trong hình là một nữ công nhân đang kiểm tra thành phẩm trước khi xếp vào thùng để chuyển tới công đoạn tiếp theo.
Một trong những dòng sản phẩm cần nhiều nhân công nhất là cầu dao tự động, chủ yếu được sản xuất cho thị trường Nhật Bản. Do sản phẩm có độ phức tạp cao, liên quan đến sự an toàn của hệ thống điện và người dùng, mọi linh kiện đều được hoàn thiện tỉ mỉ dưới bàn tay con người thay vì tự động hoá.
Từng sản phẩm trước khi đóng gói được kiểm tra và khả năng hoạt động, với độ chính xác 0,1 độ C. Hiện 17% sản phẩm xuất xưởng của PEWVN được đưa sang thị trường Nhật Bản.
Một trong những dòng sản phẩm cần nhiều nhân công nhất là cầu dao tự động, chủ yếu được sản xuất cho thị trường Nhật Bản. Do sản phẩm có độ phức tạp cao, liên quan đến sự an toàn của hệ thống điện và người dùng, mọi linh kiện đều được hoàn thiện tỉ mỉ dưới bàn tay con người thay vì tự động hoá.
Từng sản phẩm trước khi đóng gói được kiểm tra và khả năng hoạt động, với độ chính xác 0,1 độ C. Hiện 17% sản phẩm xuất xưởng của PEWVN được đưa sang thị trường Nhật Bản.
Nhà máy có 26 hệ thống thiết bị đánh giá sản phẩm. Trong hình là một hệ thống đánh giá độ bền ổ cắm điện bằng cách mô phỏng hoạt động cắm, rút phích điện nhiều lần. Với việc bật tắt công tắc, ổ cắm vài lần mỗi ngày, chúng có thể hoạt động hàng chục năm mà không bị lỏng.
Nhà máy có 26 hệ thống thiết bị đánh giá sản phẩm. Trong hình là một hệ thống đánh giá độ bền ổ cắm điện bằng cách mô phỏng hoạt động cắm, rút phích điện nhiều lần. Với việc bật tắt công tắc, ổ cắm vài lần mỗi ngày, chúng có thể hoạt động hàng chục năm mà không bị lỏng.
Bên cạnh xây dựng nhà xưởng sản xuất mới, công ty cũng tăng số lượng nhân viên phát triển lên 15 người nhằm đáp ứng nhu cầu "địa phương hoá" sản phẩm cho thị trường Việt. Các nhân sự tại nhà máy thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng về máy móc và sản phẩm.
PEWVN hiện có 1.500 nhân sự, phần lớn là người Việt, bên cạnh một số người Nhật Bản trong ban điều hành. Hai phần ba trong số này đang làm việc tại các nhà máy. Doanh thu năm 2022 của đơn vị đạt 3.700 tỷ đồng, trong đó 55% là từ thiết bị nối dây, cầu dao.
Bên cạnh xây dựng nhà xưởng sản xuất mới, công ty cũng tăng số lượng nhân viên phát triển lên 15 người nhằm đáp ứng nhu cầu "địa phương hoá" sản phẩm cho thị trường Việt. Các nhân sự tại nhà máy thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng về máy móc và sản phẩm.
PEWVN hiện có 1.500 nhân sự, phần lớn là người Việt, bên cạnh một số người Nhật Bản trong ban điều hành. Hai phần ba trong số này đang làm việc tại các nhà máy. Doanh thu năm 2022 của đơn vị đạt 3.700 tỷ đồng, trong đó 55% là từ thiết bị nối dây, cầu dao.