Doanh nghiệp

Nhà máy nước cải tiến máy tách bùn, đảm bảo cấp nước liên tục

Nhà máy nước cải tiến máy tách bùn, đảm bảo cấp nước liên tục - Ảnh 1.

Bể phân phối nước thô về hệ thống xử lý nước của Nhà máy nước Thủ Đức 3 - Ảnh: L.P.

Am hiểu để tối ưu

Nhà máy nước Thủ Đức 3 thuộc Công ty cổ phần Đầu tư và kinh doanh nước sạch Sài Gòn (SWIC) sử dụng nước thô từ sông Đồng Nai để xử lý, cung cấp nước sạch cho người dân TP. Trong quá trình này, một lượng bùn sau khi qua bể lắng cần xử lý và công ty đã đầu tư hệ thống xử lý bùn ly tâm để tách bùn, góp phần tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo yếu tố môi trường.

Do có sự khác biệt lớn chất lượng nguồn nước sông theo mùa và theo từng năm, hệ thống thiết bị cũng cần được điều chỉnh tối ưu để phù hợp. Từ việc am hiểu đặc trưng của thiết bị với thông số cài đặt ban đầu không thể phù hợp cho suốt quá trình vận hành, nhân viên vận hành đã đề xuất giải pháp xử lý, điều chỉnh.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về giải pháp này, ông Trịnh Văn Thái, giám đốc Nhà máy nước Thủ Đức 3, cho biết nhân viên vận hành đã tìm hiểu, nhận biết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và dùng thực nghiệm để điều chỉnh thiết bị.

Từ đó, hệ thống có thể châm hóa chất xử lý với liều lượng chính xác hơn, giúp hệ thống đáp ứng tốt hơn trong các trường hợp diễn biến của thời tiết để việc vận hành được thuận lợi và hiệu quả hơn.

"Từ khi áp dụng giải pháp, việc vận hành của hệ thống tách bùn ly tâm được hiệu quả hơn, đặc biệt vào mùa khô, giúp giảm thời gian ngừng máy, nhân lực cho công tác vệ sinh và bảo trì, tăng tuổi thọ của thiết bị", ông Thái nói.

Cũng theo ông Thái, hiệu quả việc cải tiến không chỉ giúp giảm thiểu chi phí bảo trì, nguồn nhân lực, hiệu quả việc sử dụng thiết bị, mà quan trọng hơn cả là đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục cho người dân vì công tác xử lý bùn cũng là một khâu quan trọng trong hệ thống xử lý nước cấp.

Nhà máy nước cải tiến máy tách bùn, đảm bảo cấp nước liên tục - Ảnh 2.

Bùn lỏng được xử lý cô đặc lại giúp giảm tác động tới môi trường - Ảnh: L.P.

Đảm bảo cấp nước xuyên suốt

Về vấn đề đảm bảo cấp nước cho người dân, ông Vũ Đức Thắng, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và kinh doanh nước sạch Sài Gòn, cho biết đơn vị luôn chủ động vấn đề này.

Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 căng thẳng tại TP, công ty đã triển khai thành công chương trình "3 tại chỗ" để vừa đảm bảo an toàn, liên tục sản xuất, đảm bảo công tác bảo trì, cũng như chăm lo đời sống cán bộ nhân viên.

"Chúng tôi luôn có kế hoạch đảm bảo nguồn cung cấp hóa chất, vật tư phục vụ sản xuất với yếu tố dự phòng cao. Điều này phát huy hiệu quả trong các năm qua và chúng tôi đã đặc biệt chú trọng tăng cường hơn nữa khả năng dự phòng khi có dịch nên nguyên liệu sản xuất luôn được cung cấp đầy đủ, đảm bảo chất lượng, giúp ổn định việc cấp nước cho người dân.

Trong những giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch, việc cấp nước vẫn luôn đảm bảo với công suất 300.000m3/ngày đêm vào công suất chung của ngành cấp nước TP", ông Thắng chia sẻ.

Nhận định về chất lượng nước sông Đồng Nai hiện nay, ông Thắng cho rằng so với sông Sài Gòn thì sông Đồng Nai có chất lượng nước ổn định hơn. Tuy nhiên không phải vì vậy mà ngành cấp nước chủ quan đối với công tác lấy nước thô và xử lý.

"Chất lượng nguồn nước sông hiện nay vẫn đảm bảo cho việc cấp nước. Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro tiềm ẩn do hoạt động giao thông thủy gây tràn dầu, hóa chất hay các công ty, nhà máy dọc sông lén lút xả thải vào nguồn nước. Tuy rằng hệ thống công trình thu của chúng tôi đã được tính toán đảm bảo an toàn nhưng khi có sự cố thì việc xử lý triệt để cũng sẽ mất nhiều công sức và chi phí".

Về lâu dài, chúng tôi nhận thấy cần có các giải pháp đồng bộ để kiểm soát chất lượng nguồn nước sông, cũng như biện pháp chế tài với các đơn vị không tuân thủ đảm bảo an toàn nguồn nước. Đồng thời, đối với các khu vực lấy nước thô phục vụ nhà máy nước nên có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn việc xả thải trái phép để đảm bảo hơn nữa việc cấp nước an toàn", ông Thắng góp ý.

TP sản xuất khoảng 2,4 triệu m3 nước/ngày đêm

Theo Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, hiện nay tổng công suất của các nhà máy nước khoảng 2,4 triệu m3/ngày đêm, phục vụ cho khoảng 1,5 triệu người dân qua tổng chiều dài mạng lưới truyền tải và phân phối nước sạch khoảng 8.200km.

Nước sạch hiện nay được xử lý từ các nguồn gồm nước mặt chiếm khoảng 94% tổng sản lượng nước sạch trên toàn hệ thống cấp nước. Nước này lấy từ sông Đồng Nai 59% và sông Sài Gòn 35%. Nguồn nước ngầm chiếm khoảng 6% tổng sản lượng nước sạch, tuy nhiên sản lượng khai thác nước ngầm đang giảm dần theo lộ trình hạn chế khai thác nguồn nước ngầm của UBND TP.

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tăng lãi suất không phải "chìa khoá" kiềm chế lạm phát

Nhiều chuyên gia đồng quan điểm rằng, lạm phát chủ yếu do chi phí đẩy, vì vậy công cụ chính sách tiền tệ, tăng lãi suất không phải là chìa khoá để kiềm chế lạm phát, thậm chí có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới quá trình phục hồi nền kinh tế.